13 tháng 3, 2011

Ăn uống trong điều trị Bệnh Lao

anuongtrongdieutribenhlaoBệnh lao là bệnh nan y gây tử vong cao ở các thế kỷ trước. Nhưng cho đến những thập niên đầu của thế kỷ 19 thì y học mới hiểu rõ về nó và định nghĩa bệnh lao như sự suy mòn cơ thể của người bệnh.

Năm 1854, Thầy thuốc người Đức Hermann Brechmer đã lập nên SANA (Viện điều dưỡng) mà ở đó người ta sẽ cho người bệnh lao một khẩu phần tối ưu, hoạt động vừa phải, trị liệu bằng nước tắm. Sau đó thì Deirweiller cải tiến bằng dinh dưỡng nhiều: 6 bữa ăn trong ngày và 8-12 giờ hóng gió trong những phòng nghỉ có hành lang thông gió trong mọi mùa. Từ những thành công lâm sàng này, một phong trào xây dựng SANA trên toàn thế giới được tiến hành. Có thể nói rằng việc nâng đỡ thể trạng bệnh nhân bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý trong điều trị khỏi bệnh tương tự như thuốc và đã được y học chứng minh vai trò trước khi con người tìm được thuốc đặc trị lao.
Dù rằng y học đã tìm ra đựợc tác nhân gây nên bệnh lao và đã tìm ra được thuốc kháng lao thì vai trò của dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh vẫn có ý nghĩa quan trọng với nguyên tắc: ăn uống tùy theo giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân và có liên quan đến điều trị.

Giai đoạn bệnh cấp:
Nên ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều bữa trong ngày. Có thể dùng sữa hoặc thực phẩm chức năng dành riêng cho cho người bệnh lao.
Chú ý uống nhiều nước 2-3lít/ngày, vì sự mất nước qua đường thở. Ngoại trừ những bệnh phải giới hạn lượng nước ở những người bệnh lao kết hợp với các bệnh xơ gan, suy tim, phù thũng.

Giai đoạn phục hồi:
Một chế độ ăn hợp lý cho giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng, nên:
- Giàu chất đạm giúp mau lành các tổn thương ở phổi.
- Giàu khoáng chất và vitamin để giúp cơ thể mau phục hồi các chức năng.
- Nhiều chất xơ (rất quan trọng) từ rau xanh và trái cây giúp người bệnh chống được táo bón do tác dụng không mong muốn của các thuốc kháng lao.
- Tránh hoặc hạn chế các thức ăn dễ gây dị ứng như: tôm, cua, cá biển… mặc dù chúng giàu dinh dưỡng.
- Cần quan tâm đến cách chế biến thức ăn, thường xuyên thay đổi món giúp người bệnh ăn ngon miệng và tránh nhàm chán.
- Chú ý tránh việc kiêng khem quá mức trong giai đoạn này. Nên bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra cần chú trọng việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc chế biến thức ăn cho người bệnh.

Nên biết: Nước dừa là một thức uống rất tốt trong việc bù nước và cung cấp các chất khoáng – luôn sẵn có và rẻ tiền, có thể cho người bệnh dùng thường xuyên, xen kẽ với các loại nước ép trái cây khác. Một số loại sữa đặc chế cho người cao tuổi (như Ensure Gold) có thể dùng thay thế hoàn toàn các bữa phụ và bổ sung dinh dưỡng hàng ngày theo từng giai đoạn bệnh – thực tế cho thấy có hiệu quả rõ rệt đối với thể trạng người bệnh lao.
Tóm lại, chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách có vai trò hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị thành công bệnh lao. Tuy nhiên, không nên bồi bổ một cách thái quá, kết hợp với các loại thuốc bổ mắc tiền – điều này thật sự không cần thiết bởi vì với một bệnh nhân lao khi đã được điều trị, nhất là ở giai đoạn hồi phục, thì cảm giác thèm ăn có lại rất mau vì vậy việc bồi bổ cần theo nhu cầu ăn của bệnh nhân.

_____________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com