I. ĐẠI CƯƠNG:
Lao ruột thường gặp là lao thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu lao màng bụng.
Lao ruột tiên phát chỉ xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể bằng đường tiêu hoá được khu trú ở ngay ruột, sau đó vi khuẩn lao mới xâm nhập sang các cơ quan khác (ít gặp).
Đường xâm nhập của vi khuẩn lao đến ruột:
- Chủ yếu bằng đường tiêu hoá: do nuốt phải đờm, dãi, chất nhầy có chứa vi khuẩn lao.
- Các đường khác:
+ Đường máu, đường bạch mạch, đường mật .
+ Do tiếp giáp: lao màng bụng...
+ Tổn thương giải phẫu bệnh lao ruột
- Đại thể:
+ Viêm loét có nhiều ổ, ổ loét tạo nên do sự phá huỷ của chất bã đậu của các hạt lao, củ lao (thường gặp lao tiểu tràng).
+ U lao (thường khu trú ở đoạn hồi manh tràng)
+ Hẹp ruột (thường gặp ở đoạn cuối của hồi manh tràng)
- Vi thể: thấy các nang lao
II. TRIỆU CHỨNG:
A. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG :
1. Các triệu chứng thời kỳ khởi phát:
a. Toàn thân:
- Gầy nhanh, xanh xao
- Mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm.
b. Triệu chứng về tiêu hoá:
- Đi ngoài phân lỏng ngày 2-3 lần, phân sền sệt, thối. Đi lỏng kéo dài, dùng các thuốc cầm ỉa không có tác dụng. Có thể xen kẽ ỉa lỏng với táo bón, có khi khỏi vài ngày lại tái phát.
- Đau bụng: đau bụng âm ỉ, không có vị trí cố định, khi đau bụng thường mót đi ngoài,đi ngoài được thì dịu đau. Đau bụng thường có sôi bụng kèm theo .
2. Các triệu chứng thời kỳ toàn phát:Thời kỳ bệnh toàn phát biểu hiện triệu chứng khác nhau tuỳ theo thể bệnh:
a. Thể loét tiểu tràng, đại tràng:- Bệnh nhân đau bụng nhiều, sốt cao, ỉa lỏng kéo dài .- Bụng hơi to, có nhiều hơi, sờ bụng không thấy gì đặc biệt.
- Phân loãng, mùi hôi thối, màu vàng, có lẫn mủ, nhầy và ít máu.- Suy kiệt nhanh, xanh xao, biếng ăn. Có bệnh nhân sợ ăn vì ăn vào thì lại đau bụng, ỉa lỏng.
b. Thể to - hồi manh tràng:- Bệnh nhân hết ỉa lỏng lại ỉa táo, phân lẫn máu nhầy mủ, không bao giờ phân bình thường.
- Nôn mửa và đau bụng.
- Khám hố chậu phải thấy u mềm, ấn đau di động ít.
c. Thể hẹp ruột:- Sau khi ăn thấy đau bụng tăng lên .
- Đồng thời bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò.
- Sau 10-15 phút nghe có tiếng hơi di động trong ruột và cảm giác hơi đi qua chỗ hẹp, có dấu hiệu Koenig.
- Khám bụng ngoài cơn đau không thấy dấu hiệu gì.
B. TRIỆU CHỨNG XÉT NGHIỆM:
1. Xét nghiệm máu:
- Bạch cầu lim pho tăng cao.
- Tốc độ lắng máu tăng.
2. Các xét nghiệm khác:- Phản ứng mantoux dương tính mạnh.
- Tìm trực khuẩn lao trong phân: chỉ có ý nghĩa là lao ruột khi thấy trực khuẩn lao trong phân, nhưng không thấy trực khuẩn lao trong đờm.
- X quang: chụp transit ruột (có uống geobarin), chụp khung đại tràng có cản quang, có hình ảnh:
+ Đại tràng có hình không đều: chỗ to, chỗ nhỏ.
+ Vùng hồi - manh - đại tràng: ngấm thuốc không đều hoặc có hình đọng thuốc nhỏ .
+ Các ổ loét ở ruột non: là các hình đọng thuốc, cố định, tròn hoặc hình bầu dục
+ Hình tiểu tràng biến dạng chỗ to, nhỏ (hình ống đàn)
- Nội soi bằng ống mềm có thể thấy:
+ Các hạt lao như những hạt kê màu trắng rải rác trên niêm mạc.
+ Những ổ loét nông, bờ mỏng, màu tím bầm, có thể có chảy máu ở bờ hoặc đáy ổ loét.
+ Hoặc một khối u, mặt không đều, thâm nhiễm hết vùng manh tràng (thường làm hẹp nhiều ở lòng manh tràng, không thể đưa ống soi qua được).
Kết hợp trong khi soi, sinh thiết những nơi có bệnh tích nghi ngờ tổn thương lao, để xác định bằng mô bệnh học.
III. Chẩn đoán
A. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH: Dựa vào các hội chứng sau :
1. Hội chứng tổn thương ruột:- Lâm sàng:
+ Đau bụng, chướng hơi, có dấu hiệu Koenig.
+ Biếng ăn, gầy sút, xanh xao.
+ Ỉa lỏng kéo dài, phân có nhầy, máu, mủ.
- Xét nghiệm:
+ X quang, ruột: tiểu tràng có chỗ to, chỗ hẹp, đại tràng có thành dày cứng, nham nhở...
+ Soi và sinh thiết ruột thấy tổn thương lao ở thành ruột
2. Hội chứng nhiễm lao:- Lâm sàng: Sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi.- Xét nghiệm:
+ Máu: Lympho tăng, máu lắng tăng .
+ Mantoux (+) rõ rệt.
+ Tìm thấy trực khuẩn lao trong phân ...
B. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:
1. Một số bệnh gây ỉa chảy:- Nhiễm khuẩn (ví dụ: Salmonella)
- Ung thư manh tràng.
- Bệnh Crohn.
2. Các bệnh có khối u ở hố chậu phải dễ nhầm với lao manh tràng- U amíp
- Áp xe ruột thừa .
IV. BIẾN CHỨNG:1. Hẹp ruột, gây bán tắc hoặc tắc ruột.
2. Viêm phúc mạc do thủng ổ loét.
3. Xuất huyết ở ruột do vỡ mạch máu ở ổ loét .
4. Lồng ruột.
V. ĐIỀU TRỊ:
1. Điều trị nội khoa:
a. Chế độ ăn:
Ăn đủ chất, nhất là đạm, vitamin, không nên ăn nhiều thức ăn dạng bột.
b. Thuốc men (xem thêm bài lao bụng)- Thuốc điều trị nguyên nhân (diệt vi khuẩn lao): cần phải phối hợp 2 hoặc 3 trong các loại thuốc sau: Rifamixin, Ethambutol, INH, Streptomyxin.
+ Điều trị tấn công: 2-5 tháng.
+ Điều trị củng cố: 12-18 tháng.
- Thuốc điều trị triệu chứng:
+ Chống đau bụng:
- Atropin 1/2mg x 1 ống tiêm dưới da.
- Hoặc Belladol (cồn dung dịch 10%) x giọt/ngày.
+ Băng xe niêm mạc, chống ỉa chảy:
- Tanin: 3-5g/24h cho đến khi hết ỉa lỏng.
- Kaolin: 10-20g/24h.
2. Điều trị ngoại khoa:Chỉ cần phẫu thuật chỉ đặt ra khi có biến chứng: thủng, tắc ruột.
______________________________________________________
Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.
Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.