9 tháng 3, 2011

Hiểm họa bệnh lao siêu kháng thuốc

Sau 6 tháng ròng điều trị lao không khỏi, anh Nam (25 tuổi, TP HCM) được kết luận là mắc phải dòng vi khuẩn kháng thuốc. Nếu phác đồ mới đang dùng không hiệu quả, sẽ không còn loại thuốc nào có thể chữa cho anh. 

 
Môi trường ô nhiễm, tệ khạc nhổ, xả rác bừa bãi nơi công cộng, dân nhập cư đông... là những yếu tố khiến TP.HCM trở thành nơi có số người mắc lao và bị kháng thuốc cao nhất nước. Anh Nam là một trong số đó. Không hút thuốc, nhậu nhẹt, không lao động quá vất vả nhưng anh vẫn nhiễm bệnh lao. Uống và tiêm thuốc đều đặn suốt nửa năm nhưng Nam vẫn không lên cân, vẫn ho và nặng ngực. Kết quả xét nghiệm cho thấy vi khuẩn lao vẫn còn, bởi thuốc không có tác dụng.

Hiện anh Nam điều trị theo chương trình lao kháng thuốc tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch với phác đồ 4 loại thuốc. Mỗi tháng, anh bỏ ra 1,5 triệu đồng trong khi cơ may khỏi bệnh chỉ khoảng 50%, và nếu thất bại thì không còn thuốc chữa.

Chinh, 22 tuổi, ngụ tại quận 10, lại nhiễm lao khi cơ thể đã mệt mỏi vì bệnh AIDS. Sau 8 tháng tích cực chữa trị, bác sĩ cho biết chị đã kháng gần như mọi thứ thuốc trong phác đồ thường quy. Được chuyển sang chương trình điều trị lao kháng thuốc nhưng qua 2 tháng, bệnh vẫn không chuyển; bác sĩ nhận định nhiều khả năng thất bại.

Còn chị Mai, một nữ công nhân 32 tuổi, ngụ tại Tân Bình, bị kháng thuốc do không tuân thủ điều trị. Sau 5 tháng điều trị, thấy đã lên cân, da dẻ hồng hào, Mai nghĩ mình đã hết bệnh, lại muốn sinh con nên tự ý nghỉ uống thuốc. Nửa năm sau, bệnh cũ tái phát, chạy chữa tốn hàng chục triệu đồng nhưng vi khuẩn lao đã nhờn với hầu hết các thuốc thông thường. Chị đang nằm bẹp một chỗ với cái thai đang lớn dần…

Thày thuốc bất lực

Bác sĩ Nguyễn Hồng Đức, Trưởng khoa Khám, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP HCM, cho biết vi khuẩn lao kháng thuốc có thể do chúng tự biến đổi để tồn tại, hoặc do bệnh nhân dùng kháng sinh bừa bãi, tự ý ngừng thuốc, giảm liều... Kháng thuốc còn do bác sĩ điều trị không đúng cách.

Theo ông Đinh Ngọc Sĩ, Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương, cứ 3 người mắc bệnh lao ở Việt Nam thì 1 bị kháng thuốc. Tỷ lệ kháng đa thuốc là khoảng 3%; chi phí điều trị cho trường hợp này cao hơn hàng chục lần so với bệnh nhân lao thông thường.

Hiện Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch triển khai thí điểm điều trị lao đa kháng thuốc theo phác đồ mới gồm các thuốc ít bị kháng nhất. Tuy nhiên, thời gian điều trị rất dài (18-24 tháng), tỷ lệ lành bệnh chỉ khoảng 50-60%. Khi dùng phác đồ này, nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng hướng dẫn thì khả năng khỏi rất thấp, lúc đó không còn thuốc nào để chữa.

Năm 2006, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo về sự xuất hiện một loại bệnh lao siêu kháng thuốc (XDR). Theo ông Đinh Ngọc Sĩ, cuộc điều tra toàn quốc chưa phát hiện trường hợp XDR nào ở Việt Nam. Nhưng bác sĩ Nguyễn Hồng Đức lại cho biết ông đã ghi nhận một vài trường hợp nghi ngờ mắc dòng lao này. Các bệnh nhân đang được theo dõi chặt chẽ, nhưng rất khó ngăn khả năng lây lan, vì Việt Nam không cấm bệnh nhân lao kháng thuốc sử dụng phương tiện giao thông công cộng như ở nhiều nước.

Những con số đáng sợ:

- TP.HCM có tỷ lệ lao kháng thuốc cao nhất nước, gần 40%. Con số này cao gấp 3 lần so với Mỹ, 5 lần so với Anh, 10 lần so với Scotland và gấp 4 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (9,9%).

- Lao thường đi kèm với HIV. Cứ 8 bệnh nhân lao đăng ký điều trị tại TPHCM thì có 1 nhiễm HIV.

- Nếu không được chữa trị, một người mắc lao sẽ lây cho 10-15 người khác trong một năm. 


_______________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com