28 tháng 3, 2011

Trẻ mắc bệnh lao nguy hiểm gấp nhiều lần người lớn

Trẻ mắc lao có thể trở thành người tàn phế, chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tử vong

Thạc sĩ Hoàng Thanh Vân, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Lao và Bệnh phổi TƯ cho biết, trung bình một tháng BV tiếp nhận 20 bệnh nhi lao vào điều trị, tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi. Điều đáng lo ngại đó là hầu hết các ca bệnh này đến khám muộn nên bệnh phát triển ở giai đoạn nặng, với nhiều biến chứng nguy hiểm.

3 tháng tuổi đã mắc bệnh lao
Bệnh nhân V.L.T.C, một tuổi ở Nam Định, nhập viện BV Lao và bệnh phổi TƯ trong tình trạng hôn mê sâu. Chị Hoa, mẹ bé cho biết, cách đây nửa tháng, bé có biểu hiện sốt, quấy khóc, nôn. Đi khám tại BV tỉnh, bé C. được chẩn đoán là viêm màng não mủ. Tuy nhiên, khi điều trị 6 ngày, tình trạng của bệnh nhi càng nặng nên được chuyển lên BV Lao và bệnh phổi TƯ.
Các bác sĩ tại đây cho biết, bé C. bị lao màng não, một trong những thể lao rất nặng, tiên lượng rất xấu. Qua tìm hiểu tiểu sử gia đình, bác sĩ chẩn đoán, bé C. đã bị lây bệnh từ chính bố đẻ, người đã từng điều trị lao, do thường xuyên tiếp xúc thân mật.
Một trường hợp khác là bé L.V.T, mới hơn 3 tháng tuổi, ở Yên Bái. Bé T. nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, khó thở. Trước đó, khi được 18 ngày tuổi bé xuất hiện sốt, thở khò khè. BV tuyến tỉnh chẩn đoán bé bị viêm phổi nên kê thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, bé T. ngày càng khó thở nhiều hơn, quấy khóc và có biểu hiện suy hô hấp.
Cấp cứu tại BV lao và bệnh phổi TƯ, các bác sĩ chẩn đoán, T. bị lao kê, đã có triệu chứng suy hô hấp nên phải thở máy. Các bác sĩ còn phát hiện, bệnh nhi này chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh lao dù trong nhà có người từng nhiễm lao.
Theo thạc sĩ Trần Đình Hòa, qua khảo sát của Dự án phòng chống lao quốc gia, nguy cơ nhiễm lao hằng năm ở trẻ em chiếm 1,67%. Tùy theo thể lao trẻ mắc phải có mức độ biến chứng khác nhau. Ở các thể lao nặng như lao kê, lao màng não, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tử vong. Đối với lao cột sống, lao khớp, dù trẻ được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nhưng vẫn trở thành người tàn phế với những di chứng suốt đời như gù, liệt.
Các bác sỹ chăm sóc bệnh nhi tại BV Lao phổi Trung ương.  
 
Cần cách ly trẻ với nguồn lây
ThS Hoàng Thanh Vân cho biết, bệnh nhi mắc lao dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi không được chẩn đoán, điều trị sớm. Có khá nhiều cha mẹ lầm tưởng những biểu hiện bệnh lý ban đầu của lao với các bệnh về đường hô hấp khác nên đã không đưa trẻ đi khám ngay. Đến khi trẻ có triệu chứng thở khò khè, ho ra máu hoặc xuất hiện nổi hạch tại một vị trí nào đó thì bệnh đã nặng.
Khó khăn nữa, theo ThS Hoàng Thanh Vân là nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng, việc tiêm phòng có thể hoàn toàn phòng tránh được bệnh lao. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ bảo vệ do tiêm phòng chỉ đạt được 50 - 70%. Ngay cả khi trẻ đã được tiêm phòng nhưng nếu không được cách ly khỏi nguồn lây vẫn bị mắc bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sau khi sinh được ba ngày, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm vắc-xin BCG phòng lao. Sau một tháng, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR, nếu kết quả âm tính phải cho trẻ tiêm lại vắc-xin phòng lao. Ngoài ra, cần cách ly trẻ với những người có tiền sử nhiễm lao. Khi thấy trẻ có các triệu chứng nghi lao như ho, sốt kéo dài, sút cân, ra mồ hôi trộm… nên đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Đối với những trẻ đã được chẩn đoán là nhiễm lao, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng. Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám theo đúng định kỳ; tăng cường chế độ ăn không để trẻ bị suy dinh dưỡng, giữ gìn môi trường sống của trẻ luôn thoáng mát, sạch sẽ.

_____________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



27 tháng 3, 2011

Bệnh lao: Những điều cần biết

benh-laoLao là bệnh gì?
Bệnh lao (còn gọi là TB) là bệnh do vi trùng (vi khuẩn) gây ra. Bệnh lao thường tấn công phổi, nhưng có thể lan sang thận, xương, cột sống, não và những bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh lao (TB) lây như thế nào?
Bệnh lao (TB) lây qua không khí khi người bị lao phổi chưa chữa trị, ho hoặc hắt hơi. Người hít phải vi trùng lao thông thường hàng ngày phải ở rất gần với người bị bệnh. Bệnh lao không lây qua chén bát, ly tách, muỗng đũa, ra giường hoặc quần áo.

Bệnh lao tấn công cơ thể bằng cách nào?
Nhiễm lao
Nhiễm lao tức là có vi trùng bệnh lao trong người. Thông thường hệ miễn dịch (đề kháng) có thể chiến đấu chống lại vi khuẩn, khiến cho chúng trở nên không hoạt động. Trong khoảng chừng 90% trường hợp, vi trùng bệnh lao sẽ không hoạt động vĩnh viễn. Người bị nhiễm lao không lâm bệnh và không thể lây bệnh lao cho người khác. Trường hợp này gọi là nhiễm lao tiềm tàng.

Bệnh lao (TB)
Bệnh lao (TB) là bệnh do vi trùng lao hoạt động gây ra. Người bị nhiễm vi trùng lao có thể bị bệnh trong một thời gian ngắn sau đó, hoặc nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch bị suy yếu vì nguyên do khác như tuổi già, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hoặc ung thư. Người bị bệnh lao (TB) có vi trùng lao hoạt động cộng thêm triệu chứng bệnh.

Các triệu chứng bệnh lao (TB) là gì?
Bệnh lao (TB) có thể tấn công bất cứ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổi là nơi bệnh lao thường tấn công nhất. Người bị lao có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng dưới đây.
  • Cảm thấy mệt triền miên
  • Ăn không ngon miệng
  • Giảm cân vô cớ
  • Ho kéo dài hơn ba tuần lễ
  • Sốt
  • Ra mồ hôi về đêm
Đôi khi người bị lao có thể ho ra đờm vấy máu. Một số người bị lao dạng vi trùng hoạt động có thể chỉ có những triệu chứng nhẹ.

Những xét nghiệm thông thường của bệnh lao là gì?
  1. Thử Da Tuberculin (Xét Nghiệm Mantoux) cho biết một người rất có thể đã bị nhiễm lao
  2. Chụp hình phổi có thể cho thấy bệnh lao (TB) đã tấn công phổi hay chưa
  3. Thử đờm cho biết vi trùng lao (TB) có trong đờm hay không
Ai nên đi xét nghiệm dò tìm bệnh lao (TB)?
  • Người có triệu chứng bệnh lao (TB).
  • Người sống và làm việc gần người được biết hoặc nghi ngờ bị lao phổi.
  • Người bị nhiễm HIV hoặc bệnh khác khiến họ dễ bị lây bệnh lao (TB).
Cách trị bệnh lao (TB)?

Nhiễm lao (TB): bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc tái khám bằng cách chụp hình phổi định kỳ.

Bệnh lao (TB): uống một vài loại thuốc trụ sinh đặc biệt cùng một lúc ít nhất 6 tháng. Điều quan trọng cần nhớ là bệnh lao (TB) có thể dễ trị dứt hẳn nếu được trị liệu từ đầu đến cuối và uống thuốc đúng theo chỉ định. Tuy nhiên bệnh lao (TB) có thể tái phát và khó trị hơn nếu không uống thuốc đều đặn suốt thời gian điều trị.

Có phải bệnh nhân lao (TB) lúc nào cũng có thể lây bệnh cho người khác?
Người bị lao (TB) phổi hoặc cổ họng có thể lây bệnh cho người khác. Người bị lao những bộ phận khác của cơ thể thì không truyền nhiễm. Trong đa số trường hợp, sau khi uống thuốc trị lao (TB) hai tuần lễ, bệnh nhân lao sẽ không còn lây bệnh cho người khác. Nếu một bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác, thì y tá của Chương Trình Lao sẽ thẩm định xem ai phải đi xét nghiệm và sắp xếp thủ tục. ‘Người Tiếp Cận’ thường là người trong gia đình nhưng có khi là bạn bè hoặc bạn đồng nghiệp thân quen. Truy tìm người tiếp cận là việc lúc nào cũng được thực hiện một cách tế nhị và kín đáo.

Có thể chủng ngừa lao (TB) hay không?
Thông thường người dân Úc không cần phải chủng ngừa BCG (chủng ngừa lao) nếu rủi ro tiếp xúc với bệnh lao thấp. Chúng ngừa BCG chỉ dành cho những nhóm nhất định, dễ bị bệnh lao (TB).

_______________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



26 tháng 3, 2011

Các thể lao và triệu chứng bệnh lao

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Tuỳ theo vị trí bị bệnh, người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.


Bác sĩ, Tiến sĩ Phạm Quang Tuệ, Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương cho biết, 80% người bị lao là thể lao phổi, tuy nhiên, 20% còn lại là những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó.

Những loại lao thường gặp
 Lao ngoài phổi có thể gặp: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu.
Những người bị bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
Lao phổi: Thể lao hay gặp nhất là lao phổi, chiếm tới 80% các trường hợp mắc bệnh lao. Những người mắc bệnh lao phổi xét nghiệm đờm có vi trùng lao là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Người mắc bệnh lao phổi nhưng xét nghiệm đờm không tìm thấy vi trùng lao (do số lượng vi trùng trong ổ tổn thương ít) thì khả năng lây bệnh ít hơn rất nhiều.
Do vậy, không phải ai mắc bệnh lao phổi cũng có nguy cơ lớn lây truyền bệnh cho người khác, sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi trùng lao ở người bệnh.

Triệu chứng của bệnh lao
Triệu chứng toàn thân: Cho dù bệnh lao có thể chỉ khu trú ở một bộ phận nào đó của cơ thể, gây ra những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những triệu trứng riêng, điển hình. Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện riêng của từng thể lao, độc tố của vi trùng lao có thể gây nên các triệu chứng toàn thân như: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo là mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu
Triệu chứng tại chỗ: Tuỳ theo vị trí hay cơ quan bị bệnh lao mà biểu hiện các triệu chứng tại chỗ khác nhau, ví dụ:
- Bệnh lao phổi thường có các biểu hiện: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm…
- Bệnh lao hạch: Người bị lao hạch thường xuất hiện hạch to dính với nhau thành từng khối chắc nổi rõ trên da, trong đó, có tới 95% bị hạch là lao hạch cổ. Khi ấn vào những khối hạch này bệnh nhân không thấy bị đau. Đây là lý do khiến người bệnh chủ quan, không nghĩ đến nguy cơ bị mắc bệnh lao hạch.
- Bệnh lao lao xương khớp: Triệu chứng điển hình là đau tại chỗ bị bệnh, hạn chế vận động, nếu bệnh diễn biến lâu ngày không điều trị có thể gây rò mủ tại chỗ, nếu bị lao cột sống có thể gây gù, vẹo cột sống, liệt vận động…
- Bệnh lao màng não: Có các biểu hiện dấu hiệu thần kinh như: đau đầu, nôn, táo bón, nặng có thể hôn mê, co giật…

________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



25 tháng 3, 2011

Bệnh lao phổi

IDĐây là thể nặng và dễ lây nhất trong các loại lao. Một bệnh nhân lao phổi mỗi ngày có thể ho khạc ra 1-7 tỷ trực khuẩn lao. Khi vào cơ thể, khuẩn lao khu trú và phát triển chủ yếu ở nhu mô phổi (85-90%). Số còn lại gây hại cho các cơ quan khác như màng não, xương khớp, hạch, thận, ruột, da.

Thủ phạm gây bệnh lao là trực khuẩn Koch. Đây là một loại khuẩn hình que, sinh sản nhanh và bền vững. Nó có thể sống vài tuần trong không khí và nước; khi bệnh nhân nhổ đờm xuống đất ẩm và nơi tối thì trực khuẩn lao lại tồn tại đến 2-3 tháng.
Khuẩn lao xâm nhập cơ thể khi ta hít thở không khí ô nhiễm (do người bệnh khạc nhổ, ho, hắt hơi), khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh, khi dùng đồ ăn thức uống có lao. Có trường hợp vi khuẩn này được ruồi mang đến. Người mang khuẩn lao có thể vẫn khỏe mạnh nếu hệ miễn dịch tốt. Khi hệ miễn dịch suy giảm (như mắc cảm cúm, tiểu đường, bụi silic phổi, HIV/AIDS...) hoặc uống thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, bệnh lao sẽ phát triển.

Để phát hiện lao phổi, cần căn cứ vào những dấu hiệu thay đổi của cơ thể như:
- Ho khúc khắc kéo dài, có khi khạc ra đờm hoặc trong đờm lẫn máu.
- Cảm giác mỏi mệt toàn thân, chán ăn, sụt cân trong những tháng đầu.
- Cứ về chiều lại hơi bị sốt, theo dõi thân nhiệt thấy sáng và chiều cách nhau khoảng nửa độ.
- Cảm thấy khó thở, tức ngực, có khi ho ra máu.
Nếu thấy ho khạc kéo dài trên ba tuần, uống thuốc ho thông thường không khỏi, kèm thêm mỏi mệt hoặc sốt nhẹ về chiều thì phải đi khám bệnh và làm xét nghiệm đờm tại bệnh viện.
Khi nghi ngờ bị bệnh lao, bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm để xác định như: soi đờm tìm khuẩn lao, chiếu hoặc chụp X-quang phổi, làm các xét nghiệm chức năng hô hấp, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp phổi, nuôi cấy đờm tìm khuẩn lao và xác định mức độ kháng thuốc. Trong đó, xét nghiệm đờm tìm khuẩn lao là tiêu chuẩn quan trọng để điều trị sớm, tránh lây lan sang những người chung quanh.

Tiêm BCG là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng tránh bệnh lao cho trẻ. Cần tiêm tiêm trong vòng 6 tháng sau sinh và tiêm nhắc lại khi đến 15 tuổi.
Với người bệnh, không được khạc nhổ bừa bãi xuống đất, khi bệnh đang phát triển thì nên ngủ riêng giường, dùng bát đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng. Áo quần, chăn màn hàng tuần phải được luộc sôi sau khi giặt; Khi nói chuyện, có thể đeo khẩu trang. Cần kiên trì điều trị lao đúng thời gian và hướng dẫn của thầy thuốc cho đến khi khỏi hẳn. Người bệnh phải khạc nhổ đờm vào ống nhổ riêng, sau đó đem ngâm trong nước vôi, nước crezin 4% hoặc nước clorua vôi 2% rồi mới đổ vào cầu tiêu hoặc chôn xuống đất.
Trước kia, khi chưa có các kháng sinh và thuốc chống lao đặc hiệu, căn bệnh này vẫn được liệt vào tứ chứng nan y. Từ giữa thế kỷ 20, khi kháng sinh Streptomycin và một số hóa dược đặc hiệu trị lao ra đời, căn bệnh này không còn quá đáng sợ. Gần đây, Trong người ta đã tìm ra những loại thuốc đặc hiệu vừa ít độc tính vừa mang lại hiệu quả cao hơn như Pyrazinamid, Ethambutol, Rifampicin.

_______________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



24 tháng 3, 2011

Nhiều trẻ đã tiêm phòng lao vẫn mắc lao


Vừa khóc nức nở, mẹ bé Hưng 6 tháng tuổi vừa nói: "Em không ngờ con mình bị lao bởi tay cháu vẫn còn vết tiêm phòng lao mới thành sẹo".
Số trẻ điều trị lao ở Bệnh viện phổi Trung ương đang gia tăng, trung bình 40 - 50 cháu nhập viện mỗi tháng. Nhiều trẻ mắc lao thể nặng như lao kê, lao màng não, lao phổi AFB (+)… dù đã tiêm phòng lao.

Nguồn lây quá mạnh

Theo thống kê tại khoa Nhi của Bệnh viện phổi Trung ương, lao phổi chiếm cao nhất với 40%, lao màng não 10%, lao cột sống chiếm 17%. Thạc sĩ Hoàng Thanh Vân, Trưởng khoa Nhi, cho biết nhiều gia đình ngỡ ngàng khi đưa con đến khám và được chẩn đoán mắc lao, bởi con họ đã tiêm phòng bệnh này.

Thực ra, hiệu lực bảo vệ của vaccine phòng lao chỉ là 70%. Nếu như nguồn lây trong gia đình quá mạnh, tức có 3 - 4 người lớn cùng mắc lao thì trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh này dù đã tiêm phòng. Đặc biệt, nhiều thể lao không có triệu chứng rõ ràng nên khi “phát” thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Nhiều khi trẻ phải nhập viện chữa lao, gia đình mới phát hiện nhiều người lớn khác cũng mắc bệnh. Ảnh: Hồng Phạm.
Cháu Nguyễn Quang Hưng (6 tháng tuổi, ở Thanh Hóa) bị ho, sốt kéo dài. Gia đình nghĩ cháu bị viêm phổi nên đưa đến bệnh viện huyện, tỉnh khám. Vừa khóc nức nở, mẹ cháu bé vừa tâm sự: "Em không hề nghĩ con bị lao bởi tay cháu vẫn còn vết tiêm phòng lao thành sẹo".
Ở quê, cháu đã được uống nhiều lần thuốc chữa viêm phổi nhưng bệnh không giảm. Gia đình đã khăn gói đưa cháu Hưng ra Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) khám. Tại đây, cháu mới được “bắt” đúng bệnh là mắc lao kê, rồi được chuyển sang Bệnh viện Phổi Trung ương điều trị. Lúc này, mẹ bệnh nhân đi xét nghiệm, kết quả là chị cũng bị lao kê mặc dù không có triệu trứng. Sau đó, cả bố cháu và bà nội cũng đi xét nghiệm, kết quả tương tự.
Thạc sĩ Hoàng Thanh Vân cho biết thêm, trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với nguồn lao rất dễ nhiễm và phát bệnh. Ngay cả những trẻ lớn cũng dễ nhiễm bệnh này, như cháu Đoàn Đình Đức, 10 tuổi, ở Nam Định. Khi đén khám ở tuyến Trung ương, cháu mới được chẩn đoán mắc đồng thời lao kê và lao màng não, phải  điều trị tích cực nhiều ngày mới thoát khỏi giai đoạn hôn mê sâu. Các bác sĩ truy vấn ngược thì phát hiện trong gia đình cháu Đức có đến bốn người lớn mắc lao.
Người lớn sau khi nhiễm khuẩn lao thường sau 2 - 3 năm, thậm chí 5 năm sau mới phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh đó, họ sẽ lây cho trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần, hay khi chăm sóc trẻ. Nếu trong nhà có nhiều người bệnh thì trẻ càng khó tránh.
Điều trị kéo dài
Với những trẻ đã mắc lao thể nặng như lao kê, lao màng não, lao cột sống… việc điều trị rất khó khăn, kéo dài. Bên cạnh việc dùng thuốc đều đặn 6 - 8 tháng, bệnh nhi còn phải được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi ảnh hưởng của thuốc đối với gan, thận, tình trạng dị ứng… Sau một tháng điều trị tại bệnh viện Trung ương, trẻ được chuyển về tuyến tỉnh, huyện điều trị ngoại trú và phải kiểm tra định kỳ.
“Nhiều gia đình rất ý thức đưa con trở lại cơ sở y tế kiểm tra đều và được cách ly nguồn lây nên đã khỏi bệnh hoàn toàn”, thạc sĩ Hoàng Thanh Vân khẳng định. Song cũng có những cháu bị di chứng liệt vận động, chậm phát triển trí tuệ bởi trẻ được đưa đến cơ sở y tế quá muộn khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Để phòng bệnh, trẻ cần được tiêm phòng lao đúng hạn. Khi phát hiện trong gia đình có nguồn lây bệnh lao, phải cách ly trẻ, không cho tiếp xúc với người đó, cho dù trẻ đã được tiêm phòng. lao. Nếu trẻ bị ho kéo dài trên hai tuần, sốt về chiều (từ 37,5 đến 38,5 độ C), điều trị một vài đợt kháng sinh không đỡ, lại kém ăn, gầy ốm thì nên đưa đến cơ sở y tế khám lao.

____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



23 tháng 3, 2011

Bệnh lao và cách phòng chống

benhlaovacachphongchongHiện nay, khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao, mỗi giây có thêm một người nhiễm lao mới và mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết vì lao. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2009, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2009 số bệnh nhân lao thu nhận là 1.387 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 137/100.000 dân số, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh lao là 5,3 %.

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH LAO
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch (BK) tấn công bất cứ phần nào của cơ thể, nhưng thông thường nhất là ở phổi (gọi là lao phổi). Vi khuẩn lao trú ngụ trong cơ thể và lây truyền từ người này sang người khác mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Khi đó, vi khuẩn lao sẽ theo không khí vào tận phế nang rồi sinh sôi nảy nở và gây thương tổn ở đây. Những người đứng gần sẽ hít phải vi khuẩn lao và vô tình mang phải mầm bệnh (nhiễm lao).
Đa số những người bị nhiễm lao hoàn toàn không có biểu hiện gì, vi khuẩn lao có thể sống tiềm ẩn đợi đến lúc sức đề kháng của cơ thể suy yếu mới phát triển và gây bệnh.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LAO
- Ho khạc kéo dài trên 2 tuần (lúc đầu ho khan sau có đờm, đôi khi đờm có dính vài tia máu).
- Giảm cân, ăn không ngon, cảm giác mỏi mệt toàn thân, sụt cân trong những tháng đầu.
- Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
- Sốt nhẹ về chiều, đau ngực, biếng ăn.
- Ho ra máu.
- Có những cơn lạnh run.
- Đôi khi bệnh không biểu hiện gì rõ ràng, người bệnh vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, chỉ khi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện mình đã mắc bệnh lao.
Do tính đa dạng này mà bệnh dễ bị bỏ qua hay lầm tưởng với bệnh phổi khác. Vì thế khi có những triệu chứng trên, nhất là ho kéo dài trên 3 tuần, người bệnh nên đi khám ngay. Nếu phát hiện và điều trị sớm, tổn thương phổi còn nhỏ, số lượng vi khuẩn lao ít thì khả năng chữa lành bệnh càng cao, trên 95% và không để lại di chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.
Thử đờm là cách tốt nhất để xác định bệnh lao phổi. Khi cần bác sĩ sẽ yêu cầu chụp Xquang phổi.

ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
Hiện nay bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng và đủ. Khi phát hiện mắc lao, bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo những lời dặn của bác sĩ đang điều trị cho mình: uống thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian quy định và nhất thiết không được bỏ một cữ thuốc nào nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc.
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm những vi khuẩn lao đã kháng thuốc (kháng thuốc tiên phát) hoặc kháng thuốc mắc phải, việc chữa bệnh lao cũng gặp không ít khó khăn, tốn kém. Mặt khác, cơ địa của người bệnh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Những bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm như nhiễm HIV/AIDS, đái tháo đường, suy dinh dưỡng thì tỷ lệ thất bại càng cao. Người nghiện rượu, người bệnh tâm thần ít khi tuân thủ những lời chỉ dẫn của bác sĩ, họ thường uống thuốc không đều hoặc bỏ nửa chừng. Người không dung nạp được thuốc phải thay thế bằng thuốc khác, giảm liều hoặc ngưng thuốc cũng dễ thất bại.

PHÒNG NGỪA BỆNH LAO
Chủng ngừa: Ngày nay cho trẻ tiêm BCG là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa bệnh lao. Các trẻ đã tiêm ngừa BCG thường tránh được những thể lao nặng nguy hiểm như lao màng não, lao kê, lao cột sống là những bệnh có thể gây chết người hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời.
Đối với bệnh nhân: Cần phát hiện và điều trị sớm, uống thuốc đều đặn, tái khám thường xuyên để bác sĩ biết việc điều trị có đạt hiệu quả hay không.
Bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi, ho hay hắt hơi đều phải lấy tay hoặc khăn giấy che miệng lại, khi bệnh đang phát triển cần được ngủ riêng giường, dùng bát đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng; áo quần, chăn màn hàng tuần phải được luộc sôi sau khi giặt.
Đối với mọi người dân: Cần giữ nơi ở thoáng khí, đầy đủ ánh sáng, tránh làm việc quá sức, rèn luyện thân thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi có các biểu hiện nghi bị nhiễm lao phải đi khám bệnh ngay.

______________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



22 tháng 3, 2011

Bệnh lao ở trẻ em, triệu chứng điển hình và di chứng

benhlaootretrieuchungvadichungThông thường bệnh lao trẻ em được phân thành bốn loại cần phải điều trị là:


  • Lao sơ nhiễm hay còn gọi là lao khởi đầu




  • Lao cấp tính: có lao màng não và lao kê




  • Lao hô hấp sau sơ nhiễm: gồm lao phổi và lao màng phổi




  • Lao ngoài phổi: có nhiều loại như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu – sinh dục, lao ruột…



  • Trẻ bị sơ nhiễm lao thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ về chiều, thỉnh thoảng có sốt cao. Ngoài ra còn có thể có ho khan, khạc đàm, đau ngực, khó thở. Tùy theo trẻ mắc loại lao gì mà bệnh cảnh còn có thêm những triệu chứng điển hình khác.

    Lao khởi đầu (lao sơ nhiễm)
    Thường gặp nhiều nhất, có thể xảy ra ở trẻ từ dưới 14 tuổi, nhưng thông thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa được chủng ngừa BCG. Khi bị sơ nhiễm lao thường trẻ không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng của cảm cúm thoáng qua, hay nóng sốt mệt mỏi… Một số trường hợp diễn tiến nhẹ và tự khỏi nếu trẻ có sức đề kháng tốt.

    Lao cấp tính
    Lao màng não, lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao, dễ đưa đến tử vong nếu không biết và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ không chủng ngừa BCG, trước 2 tuổi.

    Lao màng não
    Xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó một tuần sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt. Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc…

    Lao kê
    Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.

    Lao đường hô hấp
    Lao màng phổi và phổi thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Thường có triệu chứng ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân, ăn uống kém…
    Lao ngoài phổi
    Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn – nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.

    Chẩn đoán và điều trị lao ở trẻ em
    Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đàm. Đối với lao sơ nhiễm trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.
    Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.

    Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
    Các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm phòng văcxin BCG theo chương trình tiêm chủng mở rộng; phát hiện và điều trị sớm những người trong gia đình bị bệnh lao, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…
    Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi (hôn hít) với trẻ… Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

    ________________________________________________________

    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    21 tháng 3, 2011

    Trị lao bằng phương pháp DOTS là gì?

    trilaobangphuongphaoDOTSlagiTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay bệnh lao đã và đang có xu hướng phát triển, quay trở lại ở nhiều quốc gia. Một phương pháp điều trị bệnh có hiệu quả được sử dụng là dùng chiến lược DOTS.

    DOTS là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Directly Observed Treatment Short course, có nghĩa là điều trị lao ngắn ngày có giám sát hoặc điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp. Để thực hiện được chiến lược điều trị lao bằng phương pháp DOTS có hiệu quả, cần phải có các yếu tố và phương tiện cần thiết.
    Thực hiện DOTS phải bao gồm 5 yếu tố để bảo đảm các yêu cầu:
    1. Nhà nước, Chính phủ cần có những cam kết, lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lao là một mục tiêu trong chương trình y tế quốc gia.
    2. Xây dựng mạng lưới phát hiện bệnh nhân lao thụ động bằng phường pháp kỹ thuật soi đờm trực tiếp.
    3. Sử dụng thuốc điều trị ngắn ngày có kiểm soát thống nhất trong cả nước.
    4. Phải cung cấp đầy đủ, thường xuyên, đều đặn thuốc chống lao cho các cơ sở y tế.
    5. Có hệ thống kiểm tra, đánh giá, theo dõi, ghi chép sổ sách một cách cụ thể, phổ cập, đầy đủ, rõ ràng.
    Để bảo đảm thực hiện thành công phương pháp DOTS cần có các phương tiện như kính hiển vi quang học, thuốc chống lao bảo đảm chất lượng và được cung cấp đầy đủ; có hệ thống kiểm tra, quản lý, đánh giá; sự giám sát điều trị trực tiếp của nhân viên y tế được tập huấn, đào tạo kỹ năng tốt và sự cam kết của các cấp chính quyền về đường lối, nguồn lực, bảo đảm chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống lao đạt được hiệu quả.
    Ưu điểm của phương pháp điều trị lao ngắn ngày có giám sát DOTS là:
    - Chi phí nguồn thuốc điều trị và quản lý điều trị thấp;
    - Cứ 10 bệnh nhân lao được điều trị đầy đủ thì sẽ có 9 người khỏi bệnh hoàn toàn và lâu dài;
    - Tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt đến 95% ngay ở cá các nước nghèo.
    Ngoài ra, thực hiện phương pháp DOTS có thể phòng ngừa sự lây nhiễm lao mới và phòng ngừa sự xuất hiện của tình trạng đa kháng thuốc; có thể làm tăng thêm tuổi thọ ở những người bị nhiễm HIV.
    Nếu thực hiện nghiêm túc chiến lược DOTS thì ít nhất 1/4 số bệnh nhân lao và 1/4 số tử vong do bệnh lao có thể chủ động khống chế, phòng tránh được vào các năm đến.

    ____________________________________________________

    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    20 tháng 3, 2011

    Dễ bỏ qua bệnh lao ở người trẻ tuổi

    laotretuoi Ho khù khụ kéo dài, mệt mỏi, ăn kém, gầy sút cân, tức ngực, khó thở... ở người già, nhiều người nghĩ ngay đến dấu của bệnh lao. Nhưng nếu những triệu chứng này xảy ra ở người trẻ lại rất dễ bị bỏ qua. 

    Bệnh nhân đến viện rất muộn
    Chị Kiều (28 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) thể lực vốn đã yếu, ăn uống không ngon miệng. Chị cao 1m50 nhưng cân nặng luôn chỉ ở tầm 39 - 40kg. Thời gian gần đây, chị bị ho khù khụ kéo dài, nhất là lúc nửa đêm về sáng, kèm theo dấu hiệu tức ngực, khó thở, ăn uống kém.
    Chị chỉ nghĩ chắc mình bị viêm họng nên tự mua thuốc kháng sinh về uống. Nhưng uống dòng dã 2 tuần kháng sinh, các cơn ho cũng không có dấu hiệu dịu. Ra lại hàng thuốc, người bán thuốc cứ khăng khăng, chắc chị bị viêm họng hạt, phải đi đốt mới khỏi.
    Lần nữa mãi, khi cơn ho ngày càng mạnh chị mới tới phòng khám tai mũi họng để khám. Tuy nhiên, bác sĩ không nhận thấy chị có dấu hiệu của viêm họng hạt, nên khuyên chị nên đến BV Lao & Bệnh phổi TƯ khám. Chị Kiều chần chừ mãi mới đi khám vì ngại xin nghỉ làm. Hơn nữa, từ trước tới nay, chị vốn rất hay bị ho, chỉ uống vài ngày kháng sinh là đỡ hơn. Thế nhưng, đến khi đi kiểm tra, chị mới ngã ngửa ra mình bị sơ nhiễm lao phổi.
    Theo ông Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi TƯ, những trường hợp trẻ mắc lao như chị Kiều không còn hiếm gặp mà nó ngày càng có xu hướng gia tăng. Tại buổi hội thảo nhân ngày Thế giới phòng chống lao, sáng nay tại Hà Nội, ông Sỹ cho biết, trên thực tế điều trị cho thấy, số người trẻ mắc lao ở lứa tuổi 15 - 24 ngày càng tăng.
    Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết đến cư trú, phát triển, làm tổn thương đầu tiên là phổi, rồi các cơ quan khác như: Tim, thận, xương, khớp, thanh quản, não, màng bụng, ruột, da và mắt.
    Dù vi trùng lao chỉ khu trú ở một bộ phận nào đó, nhưng độc tố có thể gây nên các triệu chứng toàn thân như: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), mệt mỏi, kém ăn, gầy, sút cân, da xanh, thiếu máu, buồn nôn...
    Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua bụi trong không khí, qua hô hấp, do những giọt nước bọt, đờm, nhớt li ti bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, cười.
    Ông Sỹ khẳng định, bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện, điều trị kịp thời. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ bệnh nhân lao cả ở người già và người trẻ đều đến viện khi bệnh đã nặng chiếm rất cao. Theo ông Sỹ, nguyên nhân của tình trạng này là do các triệu chứng bệnh lao khác nhau, không điển hình ở mỗi cá thể. Thực tế, nguyên nhân là triệu chứng ho, khạc kéo dài trên 2 tuần chỉ xuất hiện ở một nửa số bệnh nhân lao hiện có trong cộng đồng. Ngoài ra, có thể do bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị trong y tế tư chưa được thống kê, báo cáo… Trên thực tế, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân mắc lao rất thấp, khoảng 55%.

    Nguy hiểm lao đa kháng thuốc
    Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới năm 2008, ước tính Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu. Mỗi năm, tỷ lệ lao mới các thể ở Việt Nam là 173/100.000 dân. Tỷ lệ bệnh nhân tái phát, thất bại và điều trị lại sau bỏ trị thấp nhất là 6,4% năm 2004 và tăng dần đến 7,7% năm 2008.
    Bên cạnh đó, lao kháng thuốc vẫn là vấn đề nghiêm trọng không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới. Ở nước ta, cứ 100 bệnh nhân điều trị lại bệnh thì có 19 người mắc lao kháng đa thuốc, một thể bệnh rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao kháng hầu hết các loại thuốc điều trị hiện có.
    Ông Sỹ nhận định, bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm. Vì từ 1 người bệnh lao kháng thuốc có thể lây cho nhiều người, và rất có thể 1 trong số đó sẽ phát bệnh và tiếp tục lây cho cộng đồng.
    Bác sĩ, Tiến sĩ Phạm Quang Tuệ, Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TƯ, cho biết, khi người bị bệnh lao không dùng thuốc theo như hướng dẫn, uống thuốc không đều, vi khuẩn lao sẽ trở nên đề kháng và thuốc điều trị không còn hiệu quả nữa. Nguyên nhân chính là do dùng thuốc không đều đặn, không dùng thuốc theo hướng dẫn, dừng uống thuốc khi thấy đã đỡ hơn khiến bệnh lao tái phát.
    Những người đã bị lao đa kháng thuốc phải dùng đến những thuốc mới để điều trị và những loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Những người có tiếp xúc với người bệnh lao đa kháng, có thể lây nhiễm các vi khuẩn lao đa kháng. Nếu họ có phản ứng lao dương tính phải điều trị phòng ngừa ngay, nhất là trẻ em hay người nhiễm HIV.
    Ông Sỹ cho biết, để không bị lao đa kháng thuốc, người bệnh cần kiên trì, nghiêm khắc tuân thủ đúng theo chỉ dẫn, cách uống thuốc của cán bộ y tế. Vì điều trị bệnh lao thường phải rất lâu dài bởi vi khuẩn lao bị thuốc tiêu diệt rất chậm. Cần ít nhất 6 tháng hay lâu hơn nữa mới diệt hết mọi vi khuẩn.
    “Tuy nhiên, có một thực tế, sau vài tuần lễ điều trị bằng thuốc, người bệnh sẽ thấy khỏe lại nên chủ quan quên uống thuốc, uống cách quãng. Trong khi đó, vi khuẩn lao vẫn còn tồn tại trong cơ thể, vi khuẩn lao sẽ phát triển trở lại và bệnh lao của bạn sẽ phải điều trị lâu dài hơn, thậm chí sinh ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc”, ông Sỹ cảnh báo.
    Vì thế, để chữa khỏi lao, người bệnh phải thực hiện đúng 4 chỉ dẫn của thầy thuốc. Đó là dùng phối hợp các loại thuốc chữa lao, dùng đúng liều lượng, dùng tất cả các loại thuốc cùng một lúc, hàng ngày và xa bữa ăn, dùng thuốc đủ thời gian 8 tháng liên tục.
    Với trẻ em, biện pháp phòng lao tốt nhất là tiêm phòng lao lúc sơ sinh hoặc khi trẻ dưới 1 tuổi.

    _______________________________________________________

    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    19 tháng 3, 2011

    Vì sao bệnh lao chữa mãi không khỏi?

    chualaokkhoiVới các thuốc chống lao hiện có, tỷ lệ chữa khỏi bệnh về lý thuyết có thể đạt tới 95%. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người mắc lao điều trị mãi mà bệnh vẫn không giảm.
    Có khá nhiều nguyên nhân khiến việc điều trị bệnh lao không đem lại kết quả:
    Điều trị không đúng quy cách
    Người bệnh tự ý điều trị không theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa lao, chữa lao không đúng phác đồ đã được chỉ định, chẳng hạn:
    - Chỉ dùng một loại thuốc chống lao hoặc dùng 2-3 loại thuốc nhưng đã bị kháng.
    - Không có hoặc không đủ thuốc chủ yếu.
    - Chỉ có thuốc kìm khuẩn, không có hoặc không đủ thuốc diệt khuẩn.
    - Dùng thuốc không đủ liều lượng, không đúng quy cách như chia nhỏ liều dùng, không dùng thuốc ngày một lần mà chia ra làm nhiều lần.
    - Thuốc kém phẩm chất, điều trị không đủ thời gian.
    Dùng thuốc không đều đặn
    Người bệnh lúc dùng thuốc, lúc không, tùy tiện.
    Ngừng điều trị trước thời gian quy định
    Nguyên nhân gây ngừng thuốc sớm có thể rất nhiều: Không hiểu rõ sự cần thiết phải điều trị đủ thời gian; điều trị được 1-2 tháng thấy triệu chứng lâm sàng giảm đi, hết sốt, hết ho, ăn uống ngon miệng, lên cân, sức khỏe trở lại gần như bình thường nên đã tự ý ngừng điều trị. Có thể bệnh nhân ngừng thuốc vì những lý do xã hội: không đủ khả năng tiếp tục điều trị do phải kiếm sống, do công tác, muốn giấu bệnh tật với gia đình, đồng nghiệp.
    Cũng có bệnh nhân ngừng điều trị vì không được cung cấp đủ thuốc, không có điều kiện để lấy thuốc do nơi ở cách xa trung tâm y tế. Có khi người bệnh nhận được chỉ dẫn sai từ các thày thuốc không phải chuyên khoa lao. Ngừng điều trị cũng có thể do có tai biến, tác dụng phụ; đặc biệt với những người lớn tuổi, có tiền sử bệnh gan.
    Khuẩn lao kháng thuốc
    Trước đây, tỷ lệ kháng thuốc không nhiều; còn hiện nay tình hình kháng thuốc ngày một tăng, trở thành vấn đề nóng bỏng, sống còn. Bệnh nhân bị kháng thuốc thường do điều trị không đúng quy cách trong thời gian dài. Kháng thường xảy ra không chỉ với một loại thuốc mà có thể với nhiều loại. Việc tăng các chủng kháng đa thuốc đã trở thành mối đe dọa lớn đối với khả năng chữa khỏi bệnh lao.
    Suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS
    Đây có thể là một nguyên nhân làm cho 50% người bị lao chữa không khỏi.
    ________________________________________________________________
    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    18 tháng 3, 2011

    Ngực - Bệnh lao

    ngucvabenhlaoHiện nay, bệnh lao không còn hoành hành như thời gian cách đây 30 năm nữa, vì đã có nhiều loại thuốc phòng và chữa trị hiệu nghiệm. Tuy vậy, bệnh vẫn còn tồn tại, nhất là trong số những người cơ nhỡ.

    Bệnh Lao hiện nay được gây bởi vi trùng KOCH (B.K), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là các cháu sơ sinh - dễ bị lây bệnh, nên cần phải tiêm phòng cho các cháu bằng vắc-xin B.C.G (vi khuẩn mang tên người tìm ra chúng là Calmette và Guérin). Các cháu có thể bị lây từ một người không biết mình có bệnh hoặc một người có bệnh nhưng lại tưởng là mình đã khỏi rồi.
    Giai đoạn bị lây bệnh đầu tiên của một cháu bé chưa tiêm phòng B.K gọi là sơ nhiễm có thể không có triệu chứng gì nổi bật, phải thử nghiệm mới biết được (căn cứ vào kết quả thử nghiệm âm tính hay dương tính). Tuy vậy, cũng có những trẻ có những biểu hiện như: sốt, tình trạng sức khỏe toàn thân bị suy sụp, xuống cân, gầy ốm. Kết quả chiếu X quang cho thấy có những điểm bất thường ở phổi như sự xuất hiện các hạch ở quanh khí quản và ở phổi. Ðối với các cháu mới sinh, bệnh lao màng óc là một bệnh cực kỳ nguy hiểm.
    Khi thấy một đứa trẻ bị sơ nhiễm lao, người ta thường để ý tìm xem người nào đã lây bệnh sang cháu và thường phát hiện ra ngay trong gia đình hoặc người thường tiếp xúc với cháu.
    Việc chữa trị cho một cháu bé bị sơ nhiễm lao rất đơn giản: cho cháu uống thuốc kháng sinh loại chống lao trong thời gian từ 6 đến 9 tháng.

    Những phản ứng thử với thuốc thử LAO:
    - Những phản ứng của cơ thể cháu bé đối với thuốc thử lao cho thấy: cơ thể cháu đã tiếp xúc với trùng B.K hoặc cháu đã được tiêm thuốc B.C.G phòng lao rồi. Người ta tiêm vào dưới da của các cháu một lượng nhỏ các vi trùng lao (B.K) đã bị chết, rồi quan sát trạng thái da ở chỗ tiêm.
    * Nếu cơ thể không bị nhiễm B.K và cháu chưa tiêm phòng B.C.G thì không có phản ứng gì ở da: kết quả âm tính.
    Nếu cơ thể đã tiếp xúc với B.K hoặc đã chích B.C.G thì da có phản ứng: kết quả dương tính.
    Có nhiều cách thử nghiệm: làm trầy một diện tích rất nhỏ da của cháu bé rồi nhỏ một giọt thuốc thử lao lên vết trầy; đắp một lớp pommát (thuốc mỡ) thử lao lên da; dùng kim chích tiêm vào dưới da một lượng nhỏ thuốc thử.
    Việc nhận định kết quả của việc thử nghiệm không phải ai cũng làm được, vì phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Bởi vậy các bà mẹ cần đưa cháu tới bác sĩ hoặc nơi chuyên môn để bác sĩ hoặc các chuyên viên làm việc. Cần phải đưa cháu tới đúng hẹn, thường là 2 tới 4 ngày sau khi thử. Kết quả dương tính thường có các dấu hiệu như: chỗ chích thử có một vùng đỏ bao quanh, dưới da có một cục sờ thấy cứng hoặc quanh chỗ chích có nhiều điểm nhỏ hơi phồng, màu đỏ.
    Có thể có nhiều dấu hiệu tương tự làm người ta lầm là kết quả dương tính. Bởi vậy, muốn chắc chắn, người ta thường tiến hành nhiều cách thử nghiệm, từng đợt cách nhau một khoảng thời gian.
    Kết quả dương tính cho biết đứa trẻ đã tiếp xúc với B.K (nếu trước đó, cháu không được tiêm phòng B.C.G).
    Nếu kết quả dương tính rất rõ rệt thì cháu vừa bị nhiễm B.K trong thời gian gần đây. Nếu kết quả dương tính không rõ rệt thì khó xác định được thời gian nhiễm bệnh. Bởi vậy, người ta thường thử ít nhất mỗi năm một lần cho các cháu, để dự đoán sự tiến triển của bệnh bằng cách so sánh các kết quả của mỗi của mỗi lần thử với nhau.

    Nội dung việc dùng B.C.G:
    Khi dùng B.C.G để ngừa bệnh lao người ta chích vào cơ thể các cháu bé những vi khuẩn lao của bò, đã được làm yếu đi tới mức không gây được bệnh nữa nhưng vẫn kích thích được hệ miễn nhiễm của cơ thể cháu bé sản sinh ra các kháng thể chống lại được vi trùng lao, kể cả các vi trùng lao hoạt động ở NGƯỜI.
    Cách thực hành: Sau khi đã biết rõ cháu bé đã thử lao kết quả âm tính, bác sĩ truyền ngay B.C.G vào người cháu. Có thể truyền bằng phương pháp làm xước da; hoặc chích thuốc vào dưới da; hoặc uống thuốc. Phương pháp tốt nhất là chích thuốc vào dưới da.
    3 tháng sau mới kiểm tra kết quả và cháu bé phải có kết quả dương tính. Nếu kết quả âm tính thì việc tiêm ngừa vừa rồi chưa đạt yêu cầu, phải tiêm ngừa lại.
    Ở nước ta việc chích ngừa cho các cháu bé đã được thực hiện từ lầu. Việc chích ngừa lao B.C.G cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vì vậy, người ta thường chích cho các cháu ngay khi mới sinh.
    Tất cả mọi trẻ em đều có thể chích ngừa bệnh lao bằng thuốc B.C.G, trừ trường hợp cháu đang bị bệnh nào đó hoặc vừa tiêm ngừa một bệnh khác thì phải tạm hoãn lại một thời gian.
    Việc chích B.C.G không làm cho cháu bé bị sốt hoặc có phản ứng gì khác ngoại trừ hiện tượng sau vài tuần, chỗ chích có một cái vẩy nhỏ, ở dưới vẩy có một cục cứng, chung quanh vẩy có một vùng đỏ. Nếu chích dưới da ở cánh tay, có thể nổi hạch ở nách. Có trường hợp hạch sưng to, có mủ nhưng thường sẽ khỏi nhanh.
    Việc chích B.C.G phòng lao đã tỏ ra rất hữu hiệu, kể cả đối với các dạng lao nguy hiểm như lao màng óc. Tuy vậy, việc chích phòng phải thực hiện cẩn thận và có quá trình theo dõi về sau.
    Ðúng là sau khi đã chích ngừa, nếu kết quả dương tính không rõ rệt chứng tỏ khả năng miễn nhiễm yếu, cần phải chích lại. Thật ra, khả năng miễn nhiễm này cũng yếu đi theo thời gian. Bởi vậy, thường các cháu phải thử lao mỗi năm một lần để thấy nếu cần thì chích ngừa lại.
    Thời gian và những nhận xét, theo dõi của mỗi lần chích ngừa cần phải được ghi đầy đủ vào sổ y bạ của các cháu.

    _______________________________________________________

    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    17 tháng 3, 2011

    Lao ruột

    laoroutI. ĐẠI CƯƠNG:
    Lao ruột thường gặp là lao thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu lao màng bụng.
    Lao ruột tiên phát chỉ xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể bằng đường tiêu hoá được khu trú ở ngay ruột, sau đó vi khuẩn lao mới xâm nhập sang các cơ quan khác (ít gặp).

    Đường xâm nhập của vi khuẩn lao đến ruột:
    - Chủ yếu bằng đường tiêu hoá: do nuốt phải đờm, dãi, chất nhầy có chứa vi khuẩn lao.
    - Các đường khác:
    + Đường máu, đường bạch mạch, đường mật .
    + Do tiếp giáp: lao màng bụng...
    + Tổn thương giải phẫu bệnh lao ruột
    - Đại thể:
    + Viêm loét có nhiều ổ, ổ loét tạo nên do sự phá huỷ của chất bã đậu của các hạt lao, củ lao (thường gặp lao tiểu tràng).
    + U lao (thường khu trú ở đoạn hồi manh tràng)
    + Hẹp ruột (thường gặp ở đoạn cuối của hồi manh tràng)
    - Vi thể: thấy các nang lao
    II. TRIỆU CHỨNG: 

    A. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG : 
    1. Các triệu chứng thời kỳ khởi phát:
    a. Toàn thân: 
    - Gầy nhanh, xanh xao
    - Mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm.
    b. Triệu chứng về tiêu hoá: 

    - Đi ngoài phân lỏng ngày 2-3 lần, phân sền sệt, thối. Đi lỏng kéo dài, dùng các thuốc cầm ỉa không có tác dụng. Có thể xen kẽ ỉa lỏng với táo bón, có khi khỏi vài ngày lại tái phát.
    - Đau bụng: đau bụng âm ỉ, không có vị trí cố định, khi đau bụng thường mót đi ngoài,đi ngoài được thì dịu đau. Đau bụng thường có sôi bụng kèm theo .
    2. Các triệu chứng thời kỳ toàn phát:Thời kỳ bệnh toàn phát biểu hiện triệu chứng khác nhau tuỳ theo thể bệnh:
    a. Thể loét tiểu tràng, đại tràng:- Bệnh nhân đau bụng nhiều, sốt cao, ỉa lỏng kéo dài .- Bụng hơi to, có nhiều hơi, sờ bụng không thấy gì đặc biệt.
    - Phân loãng, mùi hôi thối, màu vàng, có lẫn mủ, nhầy và ít máu.- Suy kiệt nhanh, xanh xao, biếng ăn. Có bệnh nhân sợ ăn vì ăn vào thì lại đau bụng, ỉa lỏng.
    b. Thể to - hồi manh tràng:- Bệnh nhân hết ỉa lỏng lại ỉa táo, phân lẫn máu nhầy mủ, không bao giờ phân bình thường.
    - Nôn mửa và đau bụng.
    - Khám hố chậu phải thấy u mềm, ấn đau di động ít.
    c. Thể hẹp ruột:- Sau khi ăn thấy đau bụng tăng lên .
    - Đồng thời bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò.
    - Sau 10-15 phút nghe có tiếng hơi di động trong ruột và cảm giác hơi đi qua chỗ hẹp, có dấu hiệu Koenig.
    - Khám bụng ngoài cơn đau không thấy dấu hiệu gì.
    B. TRIỆU CHỨNG XÉT NGHIỆM: 

    1. Xét nghiệm máu:
    - Bạch cầu lim pho tăng cao.
    - Tốc độ lắng máu tăng.
    2. Các xét nghiệm khác:- Phản ứng mantoux dương tính mạnh.
    - Tìm trực khuẩn lao trong phân: chỉ có ý nghĩa là lao ruột khi thấy trực khuẩn lao trong phân, nhưng không thấy trực khuẩn lao trong đờm.
    - X quang: chụp transit ruột (có uống geobarin), chụp khung đại tràng có cản quang, có hình ảnh:
    + Đại tràng có hình không đều: chỗ to, chỗ nhỏ.
    + Vùng hồi - manh - đại tràng: ngấm thuốc không đều hoặc có hình đọng thuốc nhỏ .
    + Các ổ loét ở ruột non: là các hình đọng thuốc, cố định, tròn hoặc hình bầu dục
    + Hình tiểu tràng biến dạng chỗ to, nhỏ (hình ống đàn)
    - Nội soi bằng ống mềm có thể thấy:
    + Các hạt lao như những hạt kê màu trắng rải rác trên niêm mạc.
    + Những ổ loét nông, bờ mỏng, màu tím bầm, có thể có chảy máu ở bờ hoặc đáy ổ loét.
    + Hoặc một khối u, mặt không đều, thâm nhiễm hết vùng manh tràng (thường làm hẹp nhiều ở lòng manh tràng, không thể đưa ống soi qua được).
    Kết hợp trong khi soi, sinh thiết những nơi có bệnh tích nghi ngờ tổn thương lao, để xác định bằng mô bệnh học.
    III. Chẩn đoán 

    A. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH: Dựa vào các hội chứng sau :
    1. Hội chứng tổn thương ruột:- Lâm sàng:
    + Đau bụng, chướng hơi, có dấu hiệu Koenig.
    + Biếng ăn, gầy sút, xanh xao.
    + Ỉa lỏng kéo dài, phân có nhầy, máu, mủ.
    - Xét nghiệm:
    + X quang, ruột: tiểu tràng có chỗ to, chỗ hẹp, đại tràng có thành dày cứng, nham nhở...
    + Soi và sinh thiết ruột thấy tổn thương lao ở thành ruột
    2. Hội chứng nhiễm lao:- Lâm sàng: Sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi.- Xét nghiệm:
    + Máu: Lympho tăng, máu lắng tăng .
    + Mantoux (+) rõ rệt.
    + Tìm thấy trực khuẩn lao trong phân ...
    B. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:
    1. Một số bệnh gây ỉa chảy:- Nhiễm khuẩn (ví dụ: Salmonella)
    - Ung thư manh tràng.
    - Bệnh Crohn.
    2. Các bệnh có khối u ở hố chậu phải dễ nhầm với lao manh tràng- U amíp
    - Áp xe ruột thừa .
    IV. BIẾN CHỨNG:1. Hẹp ruột, gây bán tắc hoặc tắc ruột.
    2. Viêm phúc mạc do thủng ổ loét.
    3. Xuất huyết ở ruột do vỡ mạch máu ở ổ loét .
    4. Lồng ruột.
    V. ĐIỀU TRỊ: 

    1. Điều trị nội khoa:
     a. Chế độ ăn:
    Ăn đủ chất, nhất là đạm, vitamin, không nên ăn nhiều thức ăn dạng bột.
    b. Thuốc men (xem thêm bài lao bụng)- Thuốc điều trị nguyên nhân (diệt vi khuẩn lao): cần phải phối hợp 2 hoặc 3 trong các loại thuốc sau: Rifamixin, Ethambutol, INH, Streptomyxin.
    + Điều trị tấn công: 2-5 tháng.
    + Điều trị củng cố: 12-18 tháng.
    - Thuốc điều trị triệu chứng:
    + Chống đau bụng:
    - Atropin 1/2mg x 1 ống tiêm dưới da.
    - Hoặc Belladol (cồn dung dịch 10%) x giọt/ngày.
    + Băng xe niêm mạc, chống ỉa chảy:
    - Tanin: 3-5g/24h cho đến khi hết ỉa lỏng.
    - Kaolin: 10-20g/24h.
    2. Điều trị ngoại khoa:Chỉ cần phẫu thuật chỉ đặt ra khi có biến chứng: thủng, tắc ruột.


    ______________________________________________________


    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    16 tháng 3, 2011

    Phòng ngừa lây nhiễm lao

    lao-24310 Lịch sử của bệnh lao tương đương với lịch sử loài người. Hàng trăm thế kỷ trôi qua, nó vẫn lây lan và giết hơn 2 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Tỉ lệ tử vong do lao nhiều hơn cả AIDS, bệnh sốt rét và các bệnh nhiệt đới cộng lại. 

    Lao (TB) là một bệnh lây truyền qua tiếp xúc và có thể lây lan qua không khí như các bệnh cảm cúm. Khi người nhiễm có vi khuẩn lao trong phổi ho, hắt hơi, cười, khạc nhổ hay hát hò, vi khuẩn sẽ “bắn” vào không khí và có thể bị người khác hít phải.
    Căn bệnh “truyền thống” này đã đặt hệ thống y tế thế giới trong tình trạng khẩn cấp dù việc điều trị là hoàn toàn trong khả năng và chi phí cũng không hề đắt đỏ. Nhân ngày phòng chống lao thế giới, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phòng ngừa căn bệnh này.

     Cứ 3 người có 1 người nhiễm lao
     Nhiễm lao khác với bệnh lao. Có hơn 2 tỉ người, tức là 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao. Thật may mắn là không phải tất cả những người bị nhiễm lao này đều phát bệnh. Trong một số trường hợp, các vi khuẩn này hiện diện trong cơ thể nhưng không “nhân bản”. Cứ 10 người có 1 người có biểu hiện lao ở một giai đoạn nào đó hay trong cả cuộc đời. Nếu hệ thống miễn dịch cơ thể không đủ sức, chúng sẽ trỗi dậy và người đó sẽ bị lao.
     Đó là lý do tại sao những người sống chung với HIV có nguy cơ bị lao tiến triển cao hơn, do hệ miễn dịch của họ bị suy yếu.
     Xấp xỉ khoảng 1.770.000 người trên toàn cầu đã chết vì lao trong năm 2007; 456.000 người trong số này là nhiễm virus HIV. Nếu không điều trị, một người mắc lao tiến triển sẽ gây bệnh cho 10-15 người mỗi năm.
     Vì những lý do trên, việc điều trị HIV luôn kết hợp cùng điều trị lao.

     Biểu hiện của người mắc lao
    -Ho kéo dài trên 2 tuần
    -Đau ngực
    -Cơ thể mệt mỏi và yếu ớt
    -Mất cảm giác thèm ăn và giảm cân
    -Ra mồ hôi trộm ban đêm dù trời rất lạnh
    -Ho ra máu

     Những người có nguy cơ bị lao
    -Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi
    -Những người mắc các bệnh như tiểu đường hay HIV/AIDS
    -Những người nghiện rượu và các thuốc gây nghiện
    -Những người có chế độ dinh dưỡng kém
    -Những người thường xuyên bị stress
    -Những người sống trong môi trường không thoáng khí và quá đông đúc.

     Các bước phòng lao
    -Che miệng khi ho và hắt hơi
    -Dinh dưỡng cân bằng với chế độ ăn bao gồm thịt, cá, trứng, đậu đỗ, bánh mỳ nâu, rau xanh và hoa quả…
    -Những người nghiện rượu cần giảm rượu bởi vì nó sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, ảnh hưởng tới việc điều trị.
    -Hút thuốc gây nguy hại cho phổi và có thể gây ra bệnh tim, ung thư phổi
    -Thường xuyên tắm nắng, hít thở không khí trong lành, luyện tập và sống trong môi trường sạch sẽ; thường xuyên mở cửa sổ khi ở nhà hay nơi làm việc.

    TPHCM: 20% bệnh nhân lao là người nhập cư
     Hàng năm, TPHCM có khoảng 13.000 bệnh nhân lao kháng thể, gần 8.000 bệnh nhân lao phổi có vi trùng trong đàm được phát hiện và điều trị. Người lao động nhập cư mắc bệnh lao chiếm đến 20% số bệnh nhân lao điều trị tại TP.
     Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm Việt Nam có khoảng 154.000 người mắc lao các thể, trong đó số người mắc lao phổi có vi trùng lao trong đàm chiếm tới 70.000 người.Việt Nam hiện đứng hàng thứ 12/22 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới.
     Tại TPHCM, người lao động nhập cư, tạm trú chiếm đến 20% số bệnh nhân lao điều trị tại đây. Trong đó, bệnh nhân nữ ở lứa tuổi từ 25-34 tuổi chiếm phần lớn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng và chất lượng lao động.
     Theo đánh giá của ThS. BS Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc BV Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), người nhập cư thường chữa trị không đúng cách, hay tự ý ngưng điều trị giữa chừng nên dễ dẫn đến lây lan bệnh lao trong cộng đồng. Do đó, cần có sự hợp tác mới và mạnh mẽ hơn để đưa dịch vụ chăm sóc lao phổ biến thêm nữa.
     Thời gian tới, TPHCM sẽ đẩy mạnh các hoạt động phòng chống và khám chữa lao, tạo mối liên kết giữ các đơn vị y tế khám chữa lao công lập với các bệnh viện, phòng khám lao tư nhân để kiểm soát tốt việc điều trị đúng cách, tránh hiện tượng bỏ điều trị ở bệnh nhân.
     Hiện nay, chi phí điều trị cho bệnh nhân trong chương trình phòng chống lao quốc gia đều được miễn phí hoàn toàn. Thế nhưng, công tác phòng chống lao tại thành phố vẫn còn nhiều khó khăn do tác động của HIV lên kết quả điều trị lao. Trong 5 năm trở lại đây, 1,9% bệnh nhân nhiễm lao phổi mới đều đã có bệnh nền là HIV, chủ yếu ở nhóm bệnh nhân nam tuổi từ 15-24.

    _________________________________________________________


    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    15 tháng 3, 2011

    Khi bộ lọc bị lao

    benhlaoBộ lọc của cơ thể bao gồm: thận (máy lọc), bàng quang (bể chứa) và niệu quản, niệu đạo (những ống dẫn). Lao có thể làm thận teo nhỏ, mất chức năng lọc, thậm chí trở thành một túi mủ; bàng quang méo mó thu nhỏ lại, các ống dẫn trở nên dày, cứng, hẹp và tắc.

    Tổn thương lao ở hệ tiết niệu có thể riêng biệt từng phần nhưng cũng có thể xuất hiện ở toàn bộ hệ thống; bắt đầu từ lao thận, vi khuẩn lao đi xuôi dòng nước tiểu gây tổn thương các phần khác. Tuy nhiên, vi khuẩn lao cũng có thể đến từ bộ phận khác bằng đường máu hay bạch huyết. Khi bị bệnh, tổn thương lao có thể thấy ở hầu hết các phần của bộ lọc là: thâm nhiễm, loét, hang, nốt u, sùi, xơ hóa.

    Người bệnh bị lao tiết niệu có các triệu chứng sau:

    Lao thận: Đau ngang lưng hoặc đau vùng hố thận, đái ra máu, ra mủ.

    Lao bàng quang: Chiếm tới 60-70% lao tiết niệu, biểu hiện là đái rắt, đái buốt, đái nhiều về đêm. Nước tiểu có máu hoặc mủ.

    Lao niệu quản: Thường là ở giai đoạn muộn, niệu quản nơi tổn thương hẹp lại làm gián đoạn ở trên và ứ nước tiểu gây đau. Nhiều khi có cơn đau quặn thận dễ nhầm với sỏi. Lao niệu quản ít gặp nhưng có thể gây triệu chứng khó đái và không đái được khi niệu quản hẹp, nên dễ nhầm lẫn với bệnh lậu mạn tính và bệnh ở tuyến tiền liệt.

    Để chẩn đoán lao tiết niệu, việc đầu tiên cần làm là tìm vi khuẩn lao trong nước tiểu. Nhưng không phải ca bệnh nào cũng tìm thấy khuẩn lao. Nhiều trường hợp lúc đầu bác sĩ không nghĩ ngay đến bệnh lao nên thường bắt đầu từ siêu âm xem thận có to không, niệu quản có hẹp không, niêm mạc bàng quang có dày không; sau đó là chụp bộ lọc có cản quang, thậm chí chụp cắt lớp bằng máy điện toán.

    Lao tiết niệu có thể nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu. Nếu viêm bàng quang lâu ngày, điều trị bằng các kháng sinh không đỡ nên nghĩ đến lao. Bệnh có thể nhầm lẫn với viêm cầu thận, sỏi, bệnh ký sinh trùng (sán máng)...

    Việc dùng thuốc chống lao đúng nguyên tắc theo đường toàn thân có thể bảo đảm chữa khỏi các tổn thương loét, nốt, hang ở hệ tiết niệu. Nhưng khi tổn thương đã xơ sẹo, làm tắc đường dẫn hay khi thận chỉ còn là một ổ mủ thì phải xem xét việc phẫu thuật.

    ________________________________________________________


    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    14 tháng 3, 2011

    Bệnh lao xương

    laoxuongTrong hệ xương khớp, cột sống thắt lưng là vị trí tổn thương thường gặp nhất trong bệnh lao xương. Triệu chứng điển hình là đau lưng âm ỉ và tăng dần, đi kèm sốt nhẹ về chiều. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh gầy sút và suy nhược.

    Có trường hợp ở bên ngoài thắt lưng phát triển khối u, ấn vào thấy mềm, không đau nhức. Một thời gian khối u vỡ, giải phóng nước vàng và chất bã đậu, tạo vết loét gọi là “áp xe lạnh ngoài cột sống”. Trong đa số trường hợp, cột sống thắt lưng xuất hiện khối u nổi cộm dưới da, hạn chế cử động. Tình trạng này do vi khuẩn tấn công phần trước đốt sống, khiến phần còn lại của đốt sống bị lệch ra ngoài.
    Khi vi khuẩn tấn công vùng khớp háng, người bệnh nổi hạch bẹn, sưng đỏ và đau nhức. Sau một thời gian hạch xuất hiện lỗ rò rỉ, tiết dịch, tạo diều kiện lây lan, truyền bệnh cho người khác qua chung đụng. Tổn thương từ hạch bệnh có thể làm teo cơ mông, cơ đùi. Ngoài ra, các khớp xương vai, cổ tay, cổ chân, khớp cũng dễ bị vi khuẩn tàn phá.
    Biến chứng đáng sợ nhất trong bệnh lao xương khớp là bại liệt tứ chi hoặc hai chi dưới, tùy theo vị trí tổn thương ở cột sống. Nguyên nhân dẫn đến là do vi khuẩn làm cột sống biến dạng, chèn ép tủy sống và rễ thần kinh. Phát hiện biến chứng muộn, việc chạy chữa không đúng chuyên môn là lý do để mầm bệnh phát triển rộng đến các cơ quan, phổi, màng não… gây nguy kịch dẫn đến tử vong.
    Đối tượng bệnh lao xương khớp thường xảy ra ở tuổi 20-40. Yếu tố nhiễm bệnh từ mối quan hệ với người bệnh, nhất là lao phổi. Có tỷ lệ nhỏ nhiễm phải mầm bệnh từ sữa của bò mắc bệnh lao. Nhưng phần lớn lao xương khớp là biến chứng của lao phổi, lao hạch, lao thận, bàng quang… Vi khuẩn từ vị trí tổn thương, theo máu di chuyển đến các khớp xương còn là hậu quả của bệnh lao hạch cổ, còn gọi là bệnh tràng hạt.
    Với tiến bộ của những phương pháp điều trị, bệnh lao xương có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 9-12 tháng. Dù vậy, trong thực tế còn một tỷ lệ nhỏ bệnh không chữa khỏi, đưa đến hậu quả đáng tiếc. Việc chữa trị chắp vá, gián đoạn, để vi khuẩn kháng thuốc là nguyên nhân thất bại trong điều trị.
    Trong 2-3 tháng đầu, phác đồ điều trị lao xương gồm:
    - Isoniazit (INH Rimifon 150 mg) với liều 5 mg cho 1 kg thể trọng trong 24 giờ.
    - Rifampicin 300 mg (Rifadin, Rimactan) liều 12 mg/kg/24 giờ.
    - Ethambutol 400 mg (Myambutol, Syntomen…) liều 20 mg/kg/24 giờ.
    - Streptomycin 1 g tiêm bắp thịt 1 g/ngày. Người trên 60 tuổi tiêm ngày 0,75g (2/3 liều).
    Tất cả 3 loại thuốc uống và một loại thuốc tiêm phải sử dụng tập trung cùng lúc. Sau liều trị đầu tiên, bệnh chuyển biến tích cực, phác đồ nối tiếp chỉ cần duy trì Isoniazit và Rifampicin trong suốt thời gian còn lại. Trường hợp khác đã tổn thương, cũng cần có chỉ định cố định khớp. Người bị tổn thương cột sống nên dùng giường bột. Trường hợp vị trí tổn thương ở khớp tay, chân, phải dùng máng bột mới thực sự an toàn. Nếu người bệnh tổn thương cột sống cổ, cũng có độ lệnh cao và có nguy cơ chèn ép tuỷ, rễ thần kinh, cần bó bột trong 3 - 6 tháng.
    Để phát hiện sớm bệnh lao xương khớp, khi có dấu hiệu nghi ngờ, cần nhanh chóng khám và xét nghiệm X quang (phổi, cột sống hoặc vị trí xương khớp tổn thương), soi vi khuẩn (chọc hút từ vị trí tổn thương). Tùy tình trạng cụ thể, có thể tiến hành tìm kết quả Mantoux, tốc độ lắng máu, công thức máu…

    ___________________________________________________

    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    13 tháng 3, 2011

    Ăn uống trong điều trị Bệnh Lao

    anuongtrongdieutribenhlaoBệnh lao là bệnh nan y gây tử vong cao ở các thế kỷ trước. Nhưng cho đến những thập niên đầu của thế kỷ 19 thì y học mới hiểu rõ về nó và định nghĩa bệnh lao như sự suy mòn cơ thể của người bệnh.

    Năm 1854, Thầy thuốc người Đức Hermann Brechmer đã lập nên SANA (Viện điều dưỡng) mà ở đó người ta sẽ cho người bệnh lao một khẩu phần tối ưu, hoạt động vừa phải, trị liệu bằng nước tắm. Sau đó thì Deirweiller cải tiến bằng dinh dưỡng nhiều: 6 bữa ăn trong ngày và 8-12 giờ hóng gió trong những phòng nghỉ có hành lang thông gió trong mọi mùa. Từ những thành công lâm sàng này, một phong trào xây dựng SANA trên toàn thế giới được tiến hành. Có thể nói rằng việc nâng đỡ thể trạng bệnh nhân bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý trong điều trị khỏi bệnh tương tự như thuốc và đã được y học chứng minh vai trò trước khi con người tìm được thuốc đặc trị lao.
    Dù rằng y học đã tìm ra đựợc tác nhân gây nên bệnh lao và đã tìm ra được thuốc kháng lao thì vai trò của dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh vẫn có ý nghĩa quan trọng với nguyên tắc: ăn uống tùy theo giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân và có liên quan đến điều trị.

    Giai đoạn bệnh cấp:
    Nên ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều bữa trong ngày. Có thể dùng sữa hoặc thực phẩm chức năng dành riêng cho cho người bệnh lao.
    Chú ý uống nhiều nước 2-3lít/ngày, vì sự mất nước qua đường thở. Ngoại trừ những bệnh phải giới hạn lượng nước ở những người bệnh lao kết hợp với các bệnh xơ gan, suy tim, phù thũng.

    Giai đoạn phục hồi:
    Một chế độ ăn hợp lý cho giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng, nên:
    - Giàu chất đạm giúp mau lành các tổn thương ở phổi.
    - Giàu khoáng chất và vitamin để giúp cơ thể mau phục hồi các chức năng.
    - Nhiều chất xơ (rất quan trọng) từ rau xanh và trái cây giúp người bệnh chống được táo bón do tác dụng không mong muốn của các thuốc kháng lao.
    - Tránh hoặc hạn chế các thức ăn dễ gây dị ứng như: tôm, cua, cá biển… mặc dù chúng giàu dinh dưỡng.
    - Cần quan tâm đến cách chế biến thức ăn, thường xuyên thay đổi món giúp người bệnh ăn ngon miệng và tránh nhàm chán.
    - Chú ý tránh việc kiêng khem quá mức trong giai đoạn này. Nên bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra cần chú trọng việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc chế biến thức ăn cho người bệnh.

    Nên biết: Nước dừa là một thức uống rất tốt trong việc bù nước và cung cấp các chất khoáng – luôn sẵn có và rẻ tiền, có thể cho người bệnh dùng thường xuyên, xen kẽ với các loại nước ép trái cây khác. Một số loại sữa đặc chế cho người cao tuổi (như Ensure Gold) có thể dùng thay thế hoàn toàn các bữa phụ và bổ sung dinh dưỡng hàng ngày theo từng giai đoạn bệnh – thực tế cho thấy có hiệu quả rõ rệt đối với thể trạng người bệnh lao.
    Tóm lại, chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách có vai trò hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị thành công bệnh lao. Tuy nhiên, không nên bồi bổ một cách thái quá, kết hợp với các loại thuốc bổ mắc tiền – điều này thật sự không cần thiết bởi vì với một bệnh nhân lao khi đã được điều trị, nhất là ở giai đoạn hồi phục, thì cảm giác thèm ăn có lại rất mau vì vậy việc bồi bổ cần theo nhu cầu ăn của bệnh nhân.

    _____________________________________________________
    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



    12 tháng 3, 2011

    Điều trị bệnh lao hạch

    Tôi nặng 48 kg, hiện đang bị lao hach. Tôi đuợc bác sỹ điều trị tiêm thuốc Streptomycin 1g sản phẩm của công ty dược phẩm TW1, Xin cho biết tiêm 2/3 lọ thuốc hay tiêm cả lo. Nếu tiêm cả lọ có ảnh hưởng gì không. Đơn thuốc kèm theo tiêm gồm có uống thuốc turbezid 3 viên/ngay/1 lần lúc đói, hepatum 3 viên/ ngay/ 3 lần, braforce 2 viên/ ngay/ 2lân. Xin hỏi đơn thuốc trên có đúng không. Sau khi điều trị lao hạch có ảnh hưởng đến việc sinh con không, thời gian an toàn sau điều trị bao nhiêu thang. Xin hỏi thuốc Streptomycin của Việt Nam và thuốc Streptomycin của Đức có khác nhau gì không, nếu tiêm thuốc Streptomycin của Đức lượng tiêm có thay đổi không.

    Trả lời:
    Trường hợp của bạn lao hạch là thể lao nhẹ và không lây nên được điều trị tại nhà, việc điều trị lao hạch nói riêng và lao nói chung bắt buộc bạn phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sỹ, không được bỏ thuốc. Bệnh nhân bị lao hạch có thể giảm hạch nhanh nhưng cũng có người dù hết liệu trình điều trị nhưng hạch vẫn không hết (vì lao hạch có lớp vỏ cứng bọc ngoài nên thuốc khó ngấm vào)...

    Thuốc trị lao có thể gây những mụt đỏ như mụn. Nêu giữ kỹ vệ sinh da bằng cách tắm rửa hằng ngày và rữa tay thường xuyên, kể cả sau khi mỗi lần bắt tay xã giao.

    Lao hạch là một trong những bệnh lao có thể hoàn toàn chữa khỏi với 4 loại thuốc chống lao căn bản. Điều quan trọng nhất là phải uống thuốc trị lao đúng như chỉ định của bác sĩ, không bỏ sót một liều nào và không ngừng thuốc quá sớm. Do vậy, bạn nên yên tâm uống thuốc cho đúng và đủ như hướng dẫn của bệnh viện, theo công thức điều trị hiện nay, bạn phải uống thuốc từ 8 tháng đến 12 tháng, thậm chí còn hơn thế nữa, bệnh mới thuyên giảm dần.

    Bệnh lao hạch đơn thuần (không kèm theo lao phổi) không lây, có thể chữa khỏi hẳn được và sau này lập gia đình cũng không có ảnh hưởng gì.

    Một vấn đề nữa bạn cần lưu ý, nên sinh hoạt điều độ, hạn chế uống rượu bia vì sức đề kháng kém sẽ là một nguy cơ cho bệnh lao phát triển.

    Bạn đã được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc, vậy bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị và theo những chỉ dẫn của bác sĩ nhé! Nếu trong quá trình dùng thuốc có xảy ra bất kỳ vấn đề gì, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để có sự điều chỉnh phù hợp.

    Khi đã chữa khỏi bệnh lao hạch, bạn vẫn nên tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

    _______________________________________________________________


    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com