28 tháng 3, 2011

Trẻ mắc bệnh lao nguy hiểm gấp nhiều lần người lớn

Trẻ mắc lao có thể trở thành người tàn phế, chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tử vong

Thạc sĩ Hoàng Thanh Vân, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Lao và Bệnh phổi TƯ cho biết, trung bình một tháng BV tiếp nhận 20 bệnh nhi lao vào điều trị, tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi. Điều đáng lo ngại đó là hầu hết các ca bệnh này đến khám muộn nên bệnh phát triển ở giai đoạn nặng, với nhiều biến chứng nguy hiểm.

3 tháng tuổi đã mắc bệnh lao
Bệnh nhân V.L.T.C, một tuổi ở Nam Định, nhập viện BV Lao và bệnh phổi TƯ trong tình trạng hôn mê sâu. Chị Hoa, mẹ bé cho biết, cách đây nửa tháng, bé có biểu hiện sốt, quấy khóc, nôn. Đi khám tại BV tỉnh, bé C. được chẩn đoán là viêm màng não mủ. Tuy nhiên, khi điều trị 6 ngày, tình trạng của bệnh nhi càng nặng nên được chuyển lên BV Lao và bệnh phổi TƯ.
Các bác sĩ tại đây cho biết, bé C. bị lao màng não, một trong những thể lao rất nặng, tiên lượng rất xấu. Qua tìm hiểu tiểu sử gia đình, bác sĩ chẩn đoán, bé C. đã bị lây bệnh từ chính bố đẻ, người đã từng điều trị lao, do thường xuyên tiếp xúc thân mật.
Một trường hợp khác là bé L.V.T, mới hơn 3 tháng tuổi, ở Yên Bái. Bé T. nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, khó thở. Trước đó, khi được 18 ngày tuổi bé xuất hiện sốt, thở khò khè. BV tuyến tỉnh chẩn đoán bé bị viêm phổi nên kê thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, bé T. ngày càng khó thở nhiều hơn, quấy khóc và có biểu hiện suy hô hấp.
Cấp cứu tại BV lao và bệnh phổi TƯ, các bác sĩ chẩn đoán, T. bị lao kê, đã có triệu chứng suy hô hấp nên phải thở máy. Các bác sĩ còn phát hiện, bệnh nhi này chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh lao dù trong nhà có người từng nhiễm lao.
Theo thạc sĩ Trần Đình Hòa, qua khảo sát của Dự án phòng chống lao quốc gia, nguy cơ nhiễm lao hằng năm ở trẻ em chiếm 1,67%. Tùy theo thể lao trẻ mắc phải có mức độ biến chứng khác nhau. Ở các thể lao nặng như lao kê, lao màng não, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tử vong. Đối với lao cột sống, lao khớp, dù trẻ được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nhưng vẫn trở thành người tàn phế với những di chứng suốt đời như gù, liệt.
Các bác sỹ chăm sóc bệnh nhi tại BV Lao phổi Trung ương.  
 
Cần cách ly trẻ với nguồn lây
ThS Hoàng Thanh Vân cho biết, bệnh nhi mắc lao dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi không được chẩn đoán, điều trị sớm. Có khá nhiều cha mẹ lầm tưởng những biểu hiện bệnh lý ban đầu của lao với các bệnh về đường hô hấp khác nên đã không đưa trẻ đi khám ngay. Đến khi trẻ có triệu chứng thở khò khè, ho ra máu hoặc xuất hiện nổi hạch tại một vị trí nào đó thì bệnh đã nặng.
Khó khăn nữa, theo ThS Hoàng Thanh Vân là nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng, việc tiêm phòng có thể hoàn toàn phòng tránh được bệnh lao. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ bảo vệ do tiêm phòng chỉ đạt được 50 - 70%. Ngay cả khi trẻ đã được tiêm phòng nhưng nếu không được cách ly khỏi nguồn lây vẫn bị mắc bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sau khi sinh được ba ngày, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm vắc-xin BCG phòng lao. Sau một tháng, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR, nếu kết quả âm tính phải cho trẻ tiêm lại vắc-xin phòng lao. Ngoài ra, cần cách ly trẻ với những người có tiền sử nhiễm lao. Khi thấy trẻ có các triệu chứng nghi lao như ho, sốt kéo dài, sút cân, ra mồ hôi trộm… nên đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Đối với những trẻ đã được chẩn đoán là nhiễm lao, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng. Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám theo đúng định kỳ; tăng cường chế độ ăn không để trẻ bị suy dinh dưỡng, giữ gìn môi trường sống của trẻ luôn thoáng mát, sạch sẽ.

_____________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



27 tháng 3, 2011

Bệnh lao: Những điều cần biết

benh-laoLao là bệnh gì?
Bệnh lao (còn gọi là TB) là bệnh do vi trùng (vi khuẩn) gây ra. Bệnh lao thường tấn công phổi, nhưng có thể lan sang thận, xương, cột sống, não và những bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh lao (TB) lây như thế nào?
Bệnh lao (TB) lây qua không khí khi người bị lao phổi chưa chữa trị, ho hoặc hắt hơi. Người hít phải vi trùng lao thông thường hàng ngày phải ở rất gần với người bị bệnh. Bệnh lao không lây qua chén bát, ly tách, muỗng đũa, ra giường hoặc quần áo.

Bệnh lao tấn công cơ thể bằng cách nào?
Nhiễm lao
Nhiễm lao tức là có vi trùng bệnh lao trong người. Thông thường hệ miễn dịch (đề kháng) có thể chiến đấu chống lại vi khuẩn, khiến cho chúng trở nên không hoạt động. Trong khoảng chừng 90% trường hợp, vi trùng bệnh lao sẽ không hoạt động vĩnh viễn. Người bị nhiễm lao không lâm bệnh và không thể lây bệnh lao cho người khác. Trường hợp này gọi là nhiễm lao tiềm tàng.

Bệnh lao (TB)
Bệnh lao (TB) là bệnh do vi trùng lao hoạt động gây ra. Người bị nhiễm vi trùng lao có thể bị bệnh trong một thời gian ngắn sau đó, hoặc nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch bị suy yếu vì nguyên do khác như tuổi già, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hoặc ung thư. Người bị bệnh lao (TB) có vi trùng lao hoạt động cộng thêm triệu chứng bệnh.

Các triệu chứng bệnh lao (TB) là gì?
Bệnh lao (TB) có thể tấn công bất cứ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổi là nơi bệnh lao thường tấn công nhất. Người bị lao có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng dưới đây.
  • Cảm thấy mệt triền miên
  • Ăn không ngon miệng
  • Giảm cân vô cớ
  • Ho kéo dài hơn ba tuần lễ
  • Sốt
  • Ra mồ hôi về đêm
Đôi khi người bị lao có thể ho ra đờm vấy máu. Một số người bị lao dạng vi trùng hoạt động có thể chỉ có những triệu chứng nhẹ.

Những xét nghiệm thông thường của bệnh lao là gì?
  1. Thử Da Tuberculin (Xét Nghiệm Mantoux) cho biết một người rất có thể đã bị nhiễm lao
  2. Chụp hình phổi có thể cho thấy bệnh lao (TB) đã tấn công phổi hay chưa
  3. Thử đờm cho biết vi trùng lao (TB) có trong đờm hay không
Ai nên đi xét nghiệm dò tìm bệnh lao (TB)?
  • Người có triệu chứng bệnh lao (TB).
  • Người sống và làm việc gần người được biết hoặc nghi ngờ bị lao phổi.
  • Người bị nhiễm HIV hoặc bệnh khác khiến họ dễ bị lây bệnh lao (TB).
Cách trị bệnh lao (TB)?

Nhiễm lao (TB): bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc tái khám bằng cách chụp hình phổi định kỳ.

Bệnh lao (TB): uống một vài loại thuốc trụ sinh đặc biệt cùng một lúc ít nhất 6 tháng. Điều quan trọng cần nhớ là bệnh lao (TB) có thể dễ trị dứt hẳn nếu được trị liệu từ đầu đến cuối và uống thuốc đúng theo chỉ định. Tuy nhiên bệnh lao (TB) có thể tái phát và khó trị hơn nếu không uống thuốc đều đặn suốt thời gian điều trị.

Có phải bệnh nhân lao (TB) lúc nào cũng có thể lây bệnh cho người khác?
Người bị lao (TB) phổi hoặc cổ họng có thể lây bệnh cho người khác. Người bị lao những bộ phận khác của cơ thể thì không truyền nhiễm. Trong đa số trường hợp, sau khi uống thuốc trị lao (TB) hai tuần lễ, bệnh nhân lao sẽ không còn lây bệnh cho người khác. Nếu một bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác, thì y tá của Chương Trình Lao sẽ thẩm định xem ai phải đi xét nghiệm và sắp xếp thủ tục. ‘Người Tiếp Cận’ thường là người trong gia đình nhưng có khi là bạn bè hoặc bạn đồng nghiệp thân quen. Truy tìm người tiếp cận là việc lúc nào cũng được thực hiện một cách tế nhị và kín đáo.

Có thể chủng ngừa lao (TB) hay không?
Thông thường người dân Úc không cần phải chủng ngừa BCG (chủng ngừa lao) nếu rủi ro tiếp xúc với bệnh lao thấp. Chúng ngừa BCG chỉ dành cho những nhóm nhất định, dễ bị bệnh lao (TB).

_______________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



26 tháng 3, 2011

Các thể lao và triệu chứng bệnh lao

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Tuỳ theo vị trí bị bệnh, người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.


Bác sĩ, Tiến sĩ Phạm Quang Tuệ, Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương cho biết, 80% người bị lao là thể lao phổi, tuy nhiên, 20% còn lại là những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó.

Những loại lao thường gặp
 Lao ngoài phổi có thể gặp: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu.
Những người bị bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
Lao phổi: Thể lao hay gặp nhất là lao phổi, chiếm tới 80% các trường hợp mắc bệnh lao. Những người mắc bệnh lao phổi xét nghiệm đờm có vi trùng lao là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Người mắc bệnh lao phổi nhưng xét nghiệm đờm không tìm thấy vi trùng lao (do số lượng vi trùng trong ổ tổn thương ít) thì khả năng lây bệnh ít hơn rất nhiều.
Do vậy, không phải ai mắc bệnh lao phổi cũng có nguy cơ lớn lây truyền bệnh cho người khác, sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi trùng lao ở người bệnh.

Triệu chứng của bệnh lao
Triệu chứng toàn thân: Cho dù bệnh lao có thể chỉ khu trú ở một bộ phận nào đó của cơ thể, gây ra những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những triệu trứng riêng, điển hình. Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện riêng của từng thể lao, độc tố của vi trùng lao có thể gây nên các triệu chứng toàn thân như: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo là mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu
Triệu chứng tại chỗ: Tuỳ theo vị trí hay cơ quan bị bệnh lao mà biểu hiện các triệu chứng tại chỗ khác nhau, ví dụ:
- Bệnh lao phổi thường có các biểu hiện: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm…
- Bệnh lao hạch: Người bị lao hạch thường xuất hiện hạch to dính với nhau thành từng khối chắc nổi rõ trên da, trong đó, có tới 95% bị hạch là lao hạch cổ. Khi ấn vào những khối hạch này bệnh nhân không thấy bị đau. Đây là lý do khiến người bệnh chủ quan, không nghĩ đến nguy cơ bị mắc bệnh lao hạch.
- Bệnh lao lao xương khớp: Triệu chứng điển hình là đau tại chỗ bị bệnh, hạn chế vận động, nếu bệnh diễn biến lâu ngày không điều trị có thể gây rò mủ tại chỗ, nếu bị lao cột sống có thể gây gù, vẹo cột sống, liệt vận động…
- Bệnh lao màng não: Có các biểu hiện dấu hiệu thần kinh như: đau đầu, nôn, táo bón, nặng có thể hôn mê, co giật…

________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



25 tháng 3, 2011

Bệnh lao phổi

IDĐây là thể nặng và dễ lây nhất trong các loại lao. Một bệnh nhân lao phổi mỗi ngày có thể ho khạc ra 1-7 tỷ trực khuẩn lao. Khi vào cơ thể, khuẩn lao khu trú và phát triển chủ yếu ở nhu mô phổi (85-90%). Số còn lại gây hại cho các cơ quan khác như màng não, xương khớp, hạch, thận, ruột, da.

Thủ phạm gây bệnh lao là trực khuẩn Koch. Đây là một loại khuẩn hình que, sinh sản nhanh và bền vững. Nó có thể sống vài tuần trong không khí và nước; khi bệnh nhân nhổ đờm xuống đất ẩm và nơi tối thì trực khuẩn lao lại tồn tại đến 2-3 tháng.
Khuẩn lao xâm nhập cơ thể khi ta hít thở không khí ô nhiễm (do người bệnh khạc nhổ, ho, hắt hơi), khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh, khi dùng đồ ăn thức uống có lao. Có trường hợp vi khuẩn này được ruồi mang đến. Người mang khuẩn lao có thể vẫn khỏe mạnh nếu hệ miễn dịch tốt. Khi hệ miễn dịch suy giảm (như mắc cảm cúm, tiểu đường, bụi silic phổi, HIV/AIDS...) hoặc uống thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, bệnh lao sẽ phát triển.

Để phát hiện lao phổi, cần căn cứ vào những dấu hiệu thay đổi của cơ thể như:
- Ho khúc khắc kéo dài, có khi khạc ra đờm hoặc trong đờm lẫn máu.
- Cảm giác mỏi mệt toàn thân, chán ăn, sụt cân trong những tháng đầu.
- Cứ về chiều lại hơi bị sốt, theo dõi thân nhiệt thấy sáng và chiều cách nhau khoảng nửa độ.
- Cảm thấy khó thở, tức ngực, có khi ho ra máu.
Nếu thấy ho khạc kéo dài trên ba tuần, uống thuốc ho thông thường không khỏi, kèm thêm mỏi mệt hoặc sốt nhẹ về chiều thì phải đi khám bệnh và làm xét nghiệm đờm tại bệnh viện.
Khi nghi ngờ bị bệnh lao, bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm để xác định như: soi đờm tìm khuẩn lao, chiếu hoặc chụp X-quang phổi, làm các xét nghiệm chức năng hô hấp, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp phổi, nuôi cấy đờm tìm khuẩn lao và xác định mức độ kháng thuốc. Trong đó, xét nghiệm đờm tìm khuẩn lao là tiêu chuẩn quan trọng để điều trị sớm, tránh lây lan sang những người chung quanh.

Tiêm BCG là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng tránh bệnh lao cho trẻ. Cần tiêm tiêm trong vòng 6 tháng sau sinh và tiêm nhắc lại khi đến 15 tuổi.
Với người bệnh, không được khạc nhổ bừa bãi xuống đất, khi bệnh đang phát triển thì nên ngủ riêng giường, dùng bát đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng. Áo quần, chăn màn hàng tuần phải được luộc sôi sau khi giặt; Khi nói chuyện, có thể đeo khẩu trang. Cần kiên trì điều trị lao đúng thời gian và hướng dẫn của thầy thuốc cho đến khi khỏi hẳn. Người bệnh phải khạc nhổ đờm vào ống nhổ riêng, sau đó đem ngâm trong nước vôi, nước crezin 4% hoặc nước clorua vôi 2% rồi mới đổ vào cầu tiêu hoặc chôn xuống đất.
Trước kia, khi chưa có các kháng sinh và thuốc chống lao đặc hiệu, căn bệnh này vẫn được liệt vào tứ chứng nan y. Từ giữa thế kỷ 20, khi kháng sinh Streptomycin và một số hóa dược đặc hiệu trị lao ra đời, căn bệnh này không còn quá đáng sợ. Gần đây, Trong người ta đã tìm ra những loại thuốc đặc hiệu vừa ít độc tính vừa mang lại hiệu quả cao hơn như Pyrazinamid, Ethambutol, Rifampicin.

_______________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



24 tháng 3, 2011

Nhiều trẻ đã tiêm phòng lao vẫn mắc lao


Vừa khóc nức nở, mẹ bé Hưng 6 tháng tuổi vừa nói: "Em không ngờ con mình bị lao bởi tay cháu vẫn còn vết tiêm phòng lao mới thành sẹo".
Số trẻ điều trị lao ở Bệnh viện phổi Trung ương đang gia tăng, trung bình 40 - 50 cháu nhập viện mỗi tháng. Nhiều trẻ mắc lao thể nặng như lao kê, lao màng não, lao phổi AFB (+)… dù đã tiêm phòng lao.

Nguồn lây quá mạnh

Theo thống kê tại khoa Nhi của Bệnh viện phổi Trung ương, lao phổi chiếm cao nhất với 40%, lao màng não 10%, lao cột sống chiếm 17%. Thạc sĩ Hoàng Thanh Vân, Trưởng khoa Nhi, cho biết nhiều gia đình ngỡ ngàng khi đưa con đến khám và được chẩn đoán mắc lao, bởi con họ đã tiêm phòng bệnh này.

Thực ra, hiệu lực bảo vệ của vaccine phòng lao chỉ là 70%. Nếu như nguồn lây trong gia đình quá mạnh, tức có 3 - 4 người lớn cùng mắc lao thì trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh này dù đã tiêm phòng. Đặc biệt, nhiều thể lao không có triệu chứng rõ ràng nên khi “phát” thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Nhiều khi trẻ phải nhập viện chữa lao, gia đình mới phát hiện nhiều người lớn khác cũng mắc bệnh. Ảnh: Hồng Phạm.
Cháu Nguyễn Quang Hưng (6 tháng tuổi, ở Thanh Hóa) bị ho, sốt kéo dài. Gia đình nghĩ cháu bị viêm phổi nên đưa đến bệnh viện huyện, tỉnh khám. Vừa khóc nức nở, mẹ cháu bé vừa tâm sự: "Em không hề nghĩ con bị lao bởi tay cháu vẫn còn vết tiêm phòng lao thành sẹo".
Ở quê, cháu đã được uống nhiều lần thuốc chữa viêm phổi nhưng bệnh không giảm. Gia đình đã khăn gói đưa cháu Hưng ra Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) khám. Tại đây, cháu mới được “bắt” đúng bệnh là mắc lao kê, rồi được chuyển sang Bệnh viện Phổi Trung ương điều trị. Lúc này, mẹ bệnh nhân đi xét nghiệm, kết quả là chị cũng bị lao kê mặc dù không có triệu trứng. Sau đó, cả bố cháu và bà nội cũng đi xét nghiệm, kết quả tương tự.
Thạc sĩ Hoàng Thanh Vân cho biết thêm, trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với nguồn lao rất dễ nhiễm và phát bệnh. Ngay cả những trẻ lớn cũng dễ nhiễm bệnh này, như cháu Đoàn Đình Đức, 10 tuổi, ở Nam Định. Khi đén khám ở tuyến Trung ương, cháu mới được chẩn đoán mắc đồng thời lao kê và lao màng não, phải  điều trị tích cực nhiều ngày mới thoát khỏi giai đoạn hôn mê sâu. Các bác sĩ truy vấn ngược thì phát hiện trong gia đình cháu Đức có đến bốn người lớn mắc lao.
Người lớn sau khi nhiễm khuẩn lao thường sau 2 - 3 năm, thậm chí 5 năm sau mới phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh đó, họ sẽ lây cho trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần, hay khi chăm sóc trẻ. Nếu trong nhà có nhiều người bệnh thì trẻ càng khó tránh.
Điều trị kéo dài
Với những trẻ đã mắc lao thể nặng như lao kê, lao màng não, lao cột sống… việc điều trị rất khó khăn, kéo dài. Bên cạnh việc dùng thuốc đều đặn 6 - 8 tháng, bệnh nhi còn phải được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi ảnh hưởng của thuốc đối với gan, thận, tình trạng dị ứng… Sau một tháng điều trị tại bệnh viện Trung ương, trẻ được chuyển về tuyến tỉnh, huyện điều trị ngoại trú và phải kiểm tra định kỳ.
“Nhiều gia đình rất ý thức đưa con trở lại cơ sở y tế kiểm tra đều và được cách ly nguồn lây nên đã khỏi bệnh hoàn toàn”, thạc sĩ Hoàng Thanh Vân khẳng định. Song cũng có những cháu bị di chứng liệt vận động, chậm phát triển trí tuệ bởi trẻ được đưa đến cơ sở y tế quá muộn khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Để phòng bệnh, trẻ cần được tiêm phòng lao đúng hạn. Khi phát hiện trong gia đình có nguồn lây bệnh lao, phải cách ly trẻ, không cho tiếp xúc với người đó, cho dù trẻ đã được tiêm phòng. lao. Nếu trẻ bị ho kéo dài trên hai tuần, sốt về chiều (từ 37,5 đến 38,5 độ C), điều trị một vài đợt kháng sinh không đỡ, lại kém ăn, gầy ốm thì nên đưa đến cơ sở y tế khám lao.

____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



23 tháng 3, 2011

Bệnh lao và cách phòng chống

benhlaovacachphongchongHiện nay, khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao, mỗi giây có thêm một người nhiễm lao mới và mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết vì lao. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2009, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2009 số bệnh nhân lao thu nhận là 1.387 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 137/100.000 dân số, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh lao là 5,3 %.

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH LAO
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch (BK) tấn công bất cứ phần nào của cơ thể, nhưng thông thường nhất là ở phổi (gọi là lao phổi). Vi khuẩn lao trú ngụ trong cơ thể và lây truyền từ người này sang người khác mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Khi đó, vi khuẩn lao sẽ theo không khí vào tận phế nang rồi sinh sôi nảy nở và gây thương tổn ở đây. Những người đứng gần sẽ hít phải vi khuẩn lao và vô tình mang phải mầm bệnh (nhiễm lao).
Đa số những người bị nhiễm lao hoàn toàn không có biểu hiện gì, vi khuẩn lao có thể sống tiềm ẩn đợi đến lúc sức đề kháng của cơ thể suy yếu mới phát triển và gây bệnh.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LAO
- Ho khạc kéo dài trên 2 tuần (lúc đầu ho khan sau có đờm, đôi khi đờm có dính vài tia máu).
- Giảm cân, ăn không ngon, cảm giác mỏi mệt toàn thân, sụt cân trong những tháng đầu.
- Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
- Sốt nhẹ về chiều, đau ngực, biếng ăn.
- Ho ra máu.
- Có những cơn lạnh run.
- Đôi khi bệnh không biểu hiện gì rõ ràng, người bệnh vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, chỉ khi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện mình đã mắc bệnh lao.
Do tính đa dạng này mà bệnh dễ bị bỏ qua hay lầm tưởng với bệnh phổi khác. Vì thế khi có những triệu chứng trên, nhất là ho kéo dài trên 3 tuần, người bệnh nên đi khám ngay. Nếu phát hiện và điều trị sớm, tổn thương phổi còn nhỏ, số lượng vi khuẩn lao ít thì khả năng chữa lành bệnh càng cao, trên 95% và không để lại di chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.
Thử đờm là cách tốt nhất để xác định bệnh lao phổi. Khi cần bác sĩ sẽ yêu cầu chụp Xquang phổi.

ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
Hiện nay bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng và đủ. Khi phát hiện mắc lao, bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo những lời dặn của bác sĩ đang điều trị cho mình: uống thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian quy định và nhất thiết không được bỏ một cữ thuốc nào nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc.
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm những vi khuẩn lao đã kháng thuốc (kháng thuốc tiên phát) hoặc kháng thuốc mắc phải, việc chữa bệnh lao cũng gặp không ít khó khăn, tốn kém. Mặt khác, cơ địa của người bệnh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Những bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm như nhiễm HIV/AIDS, đái tháo đường, suy dinh dưỡng thì tỷ lệ thất bại càng cao. Người nghiện rượu, người bệnh tâm thần ít khi tuân thủ những lời chỉ dẫn của bác sĩ, họ thường uống thuốc không đều hoặc bỏ nửa chừng. Người không dung nạp được thuốc phải thay thế bằng thuốc khác, giảm liều hoặc ngưng thuốc cũng dễ thất bại.

PHÒNG NGỪA BỆNH LAO
Chủng ngừa: Ngày nay cho trẻ tiêm BCG là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa bệnh lao. Các trẻ đã tiêm ngừa BCG thường tránh được những thể lao nặng nguy hiểm như lao màng não, lao kê, lao cột sống là những bệnh có thể gây chết người hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời.
Đối với bệnh nhân: Cần phát hiện và điều trị sớm, uống thuốc đều đặn, tái khám thường xuyên để bác sĩ biết việc điều trị có đạt hiệu quả hay không.
Bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi, ho hay hắt hơi đều phải lấy tay hoặc khăn giấy che miệng lại, khi bệnh đang phát triển cần được ngủ riêng giường, dùng bát đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng; áo quần, chăn màn hàng tuần phải được luộc sôi sau khi giặt.
Đối với mọi người dân: Cần giữ nơi ở thoáng khí, đầy đủ ánh sáng, tránh làm việc quá sức, rèn luyện thân thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi có các biểu hiện nghi bị nhiễm lao phải đi khám bệnh ngay.

______________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



22 tháng 3, 2011

Bệnh lao ở trẻ em, triệu chứng điển hình và di chứng

benhlaootretrieuchungvadichungThông thường bệnh lao trẻ em được phân thành bốn loại cần phải điều trị là:


  • Lao sơ nhiễm hay còn gọi là lao khởi đầu




  • Lao cấp tính: có lao màng não và lao kê




  • Lao hô hấp sau sơ nhiễm: gồm lao phổi và lao màng phổi




  • Lao ngoài phổi: có nhiều loại như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu – sinh dục, lao ruột…



  • Trẻ bị sơ nhiễm lao thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ về chiều, thỉnh thoảng có sốt cao. Ngoài ra còn có thể có ho khan, khạc đàm, đau ngực, khó thở. Tùy theo trẻ mắc loại lao gì mà bệnh cảnh còn có thêm những triệu chứng điển hình khác.

    Lao khởi đầu (lao sơ nhiễm)
    Thường gặp nhiều nhất, có thể xảy ra ở trẻ từ dưới 14 tuổi, nhưng thông thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa được chủng ngừa BCG. Khi bị sơ nhiễm lao thường trẻ không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng của cảm cúm thoáng qua, hay nóng sốt mệt mỏi… Một số trường hợp diễn tiến nhẹ và tự khỏi nếu trẻ có sức đề kháng tốt.

    Lao cấp tính
    Lao màng não, lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao, dễ đưa đến tử vong nếu không biết và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ không chủng ngừa BCG, trước 2 tuổi.

    Lao màng não
    Xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó một tuần sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt. Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc…

    Lao kê
    Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.

    Lao đường hô hấp
    Lao màng phổi và phổi thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Thường có triệu chứng ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân, ăn uống kém…
    Lao ngoài phổi
    Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn – nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.

    Chẩn đoán và điều trị lao ở trẻ em
    Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đàm. Đối với lao sơ nhiễm trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.
    Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.

    Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
    Các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm phòng văcxin BCG theo chương trình tiêm chủng mở rộng; phát hiện và điều trị sớm những người trong gia đình bị bệnh lao, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…
    Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi (hôn hít) với trẻ… Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

    ________________________________________________________

    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com